Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 29/12/2023 - 23:09
(Thanh tra) - Là giải pháp nhằm kiểm soát quyền lực trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính (KNTCHC) do PGS.TS Trương Thị Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC” được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu ngày 29/12.
PGS.TS Trương Thị Hồng Hà trình bày kế quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Mục đích của đề tài đề xuất giải pháp đột phá nhằm tăng cường KSQL trong giải quyết KNTCHC ở Việt Nam hiện nay.
Theo chủ nhiệm đề tài, công tác giải quyết KNTCHC thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của công tác này ngày càng được nâng cao. Hệ thống pháp luật về giải quyết KNTCHC và pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người dân thường xuyên được rà soát và hoàn thiện hơn.
Trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét, giải quyết KNTCHC, nhất là vụ việc KNTCHC đông người, phức tạp, nổi cộm, kéo dài đã có chuyển biến rõ rệt. Nhiều vụ việc mới phát sinh đã được tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.
Công tác phối hợp với các cấp, các ngành trong giải quyết KNTCHC ngày càng chặt chẽ. Cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy được vị trí, vai trò phối hợp trong tiếp công dân, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết KNTCHC. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC từng bước được củng cố, kiện toàn và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.
Cơ quan thông tin đại chúng có nhiều nỗ lực, phản ánh thông tin kịp thời, trung thực, khách quan về các vụ việc và công tác giải quyết KNTCHC góp phần định hướng dư luận xã hội và hỗ trợ tích cực trong công tác này. Kết quả công tác giải quyết KNTC cơ bản đã bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo chủ nhiệm đề tài, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, giải quyết KNTCHC có lúc, có nơi còn hạn chế. Tiếp dân định kỳ của một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa tuân thủ đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót trong việc phân loại, xử lý đơn; đôi khi chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức Trung ương với địa phương, giữa các cơ quan liên quan ở địa phương trong việc xử lý một số vụ việc cụ thể.
Không ít vụ việc tiến độ giải quyết còn chậm, chất lượng giải quyết chưa hiệu quả; tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thiếu quyết liệt trong giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài còn xảy ra; thực hiện quyết định giải quyết KNHC, kết luận nội dung TCHC đã có hiệu lực pháp luật tại một số nơi chưa triệt để; chưa xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật và những trường hợp lợi dụng dân chủ, quyền KNTC làm mất an ninh trật tự. Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra còn thấp.
Công tác phối hợp giải quyết một số vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, nổi cộm, kéo dài hiệu quả còn hạn chế. Chất lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC hành chính còn bất cập, một số cán bộ năng lực chuyên môn, kỹ năng công tác chưa đáp ứng yêu cầu, ý thức trách nhiệm chưa cao; trụ sở, địa điểm tiếp công dân nhiều nơi còn chưa thuận lợi cho người dân đến phản ánh, kiến nghị, KNTC hành chính.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật dữ liệu về tiếp công dân, xử lý đơn thư KNTCHC chưa kịp thời, chưa phát huy hiệu quả. Việc lập sổ theo dõi, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ giải quyết KNTCHC chưa khoa học, gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng.
Theo chủ nhiệm đề tài, để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTCHC nói chung, kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực này nói riêng, thời gian tới cần quy định thống nhất về mô hình tổ chức và hoạt động cơ quan tiếp công dân.
Đổi mới quy trình, cách thức giải quyết, bỏ qua khâu giải quyết lần đầu của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nếu công dân không nhất trí với quyết định hành chính, hành vi hành chính, cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành đó xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì có thể khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Tòa án.
“Việc bỏ qua khâu giải quyết lần đầu khắc phục được bất cập đó là các nhà quản lý nhiều khi không phải là luật gia, vì thế quyết định hành chính, hành vi hành chính của họ không phải lúc nào cũng đúng về phương diện pháp lý” - PGS.TS Hồng Hà nói.
Bên cạnh đó, cần có quy trình giải quyết giản đơn/rút gọn, cần phân loại các KN đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính ở từng cấp khác nhau để xác định thời hạn thụ lý và cách thức giải quyết cho phù hợp. Đối với cấp xã, quy trình giải quyết KNTCHC cần được rút gọn, thời gian giải quyết cũng cần điều chỉnh ngắn hơn so với cấp huyện, cấp tỉnh.
Quy trình giải quyết KNTC cần đảm sự thông suốt giữa công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư với thụ lý, thẩm tra, xác minh kết nội dung KNTC và thực hiện quyết định giải quyết KN, kết luận nội dung TC.
Rà soát và nghiên cứu, đánh gía tính hiệu quả, tính khách, minh bạch, khả năng, chất lượng kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC ở cấp xã hiện nay để không tổ chức giải quyết KNTCHC ở cấp xã; các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp xã do chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Đặc biệt, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong cơ chế giải quyết KNTCHC hiện nay và để đảm bảo tính khách, minh bạch, hiệu quả và dễ kiểm soát quyền lực nên xây dựng cơ quan chuyên trách giải quyết KNTCHC.
Theo PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, cơ quan chuyên trách giải quyết KNTCHC vẫn thuộc hệ thống các cơ quan hành pháp song độc lập với bộ máy hành chính; để giải quyết tình thế, có thể thành lập các cơ quan chuyên trách giải quyết KN theo khu vực cấp vùng hoặc theo những lĩnh vực đang nổi cộm về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai…
Nên áp dụng mô hình tiếp nhận, xử lý “một đầu mối” của quốc gia trong việc tiếp nhận KNTC, nhất là TCHC, TC tham nhũng. Việc xây dựng Trung tâm Quốc gia về tiếp nhận KNTCHC là hết sức cần thiết để thực hiện mô hình “một đầu mối” trong việc tiếp nhận KN và TC, nhất là TCHC….
Đề tài được nghiệm thu với kết quả xuất sắc!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương