Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trách nhiệm của Công an nhân dân trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (8)

Thứ ba, 27/07/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 43/2021/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

Điều 15. Trách nhiệm thực hiện kế hoạch điều tra

1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công thụ lý điều tra có trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu phát sinh vấn đề mới, Điều tra viên được phân công thụ lý chính phải báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo, chỉ huy phụ trách cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (được phân công hoặc được ủy quyền) để xin ý kiến chỉ đạo; trường hợp cấp bách có thể báo cáo bằng hình thức liên lạc nhanh nhất với lãnh đạo, chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo, sau đó phải báo cáo lại bằng văn bản để đưa vào hồ sơ.

2. Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (được phân công hoặc được ủy quyền) phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ, kết quả điều tra, giải quyết của Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự xâm hại người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về kết quả điều tra.

Điều 16. Báo cáo kết quả điều tra

Chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Điều tra viên được phân công thụ lý chính phải tiến hành sơ kết, đánh giá tiến độ, kết quả giải quyết, đề xuất quan điểm xử lý và có báo cáo kết quả điều tra vụ án hình sự bằng văn bản với lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp có ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (được phân công hoặc được ủy quyền). Báo cáo kết quả điều tra phải nêu rõ được diễn biến nội dung vụ án, về đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi của người phạm tội, quan điểm của Điều tra viên về việc xử lý vụ án, xử lý bị can (nêu rõ các căn cứ và điều khoản của văn bản cần áp dụng; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên thì phải báo cáo rõ từng loại ý kiến) và đề xuất cụ thể về việc đề nghị truy tố hoặc tạm đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ điều tra hoặc gia hạn điều tra.

Điều 17. Kết thúc quá trình điều tra

1. Kết thúc quá trình điều tra, Điều tra viên thụ lý chính dự thảo Bản kết luận điều tra và các quyết định tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (được phân công hoặc được ủy quyền) duyệt, ký.

2. Việc thông báo cho bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi về các quyết định, văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 229, khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Điều 18. Việc tham gia của người đại diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, cơ quan, tổ chức khác

1. Việc tham gia của người đại diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, cơ quan, tổ chức khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm việc tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của người đại diện, người giám hộ, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan, tổ chức khác. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo điều kiện để bị hại là người dưới 18 tuổi nhận được sự trợ giúp chuyên môn về mặt y tế, sức khỏe, pháp lý, tâm lý phù hợp khi họ cần; bảo vệ bí mật thông tin cá nhân bị hại.

Điều 19. Việc tham gia của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Cơ quan điều tra phải thông báo, giải thích cho bị hại là người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ về quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi.

Trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhưng bị hại hoặc người đại diện của họ chưa nhờ trợ giúp pháp lý hoặc không lựa chọn được người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại thì Cơ quan điều tra thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương và tiến hành các thủ tục trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi. Việc trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và pháp luật có liên quan.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn ban hành văn bản thông báo người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định của Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

(Còn nữa)

Hồng Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm