Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/11/2017 - 07:00
(Thanh tra) - Dù khách hàng lấy hóa đơn hay không thì người bán vẫn phải kê khai hóa đơn nộp thuế cho Nhà nước.
Khách hàng có muốn lấy hóa đơn hay không lấy hoá đơn thì vẫn phải thanh toán 10% VAT. Ảnh: NL
Theo phản ánh của người tiêu dùng, gần đây nhiều nhà hàng, quán ăn, spa… bỗng dưng cộng 10% VAT mỗi lần khách hàng thanh toán tiền. Cho nên dù khách hàng có muốn lấy hóa đơn hay không lấy hoá đơn thì vẫn phải thanh toán 10% VAT. Tại sao trước đây không thu thì nay lại thu?
Cửa hàng thu 10% VAT đúng hay sai?
Chị Trang, nhà ở quận 1, TP HCM cho biết, chuỗi spa Hoa Bằng Lăng tại TP gần một năm nay bất ngờ yêu cầu khách hàng phải cộng thêm 10% thuế VAT dù có lấy hoá đơn hay không. Khi hỏi vì sao lâu nay không tính nay lại tính, chủ tiệm spa cho rằng đó là do… yêu cầu bắt buộc của bên thuế. Nếu không thu 10% VAT thuế của khách hàng thì spa sẽ bị phạt.
Một trường hợp khác, chị Linh nhà ở quận 9 và nhóm bạn hay ăn đồ Nhật tại một nhà hàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1. Khi thanh toán tiền đều bị tính thêm 10% VAT, dù có muốn lấy hoá đơn hay không thì cũng bị tính phí đó.
Tại phiên họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Chính phủ thì bán hàng trên 200 nghìn đồng bắt buộc phải xuất hóa đơn. Nếu bán hàng dưới 200 nghìn đồng mà người mua yêu cầu thì người bán cũng phải xuất hóa đơn. Nếu người bán hàng không xuất hóa đơn hoặc thu thêm 10% thuế là người bán hàng vi phạm quy định. Nghĩa là dù khách hàng có lấy hoá đơn hay không lấy hoá đơn, thì người bán hàng cuối ngày về vẫn phải xuất hoá đơn để nộp cho cơ quan thuế. Và 10%VAT đó là do khách hàng mua sản phẩm trả, và người bán có trách nhiệm kê khai thuế.
Trao đổi với Báo Thanh tra về việc thu thuế 10% VAT thế nào là đúng, ông Đàm Quý Dân, nguyên chuyên viên Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế cho hay, khi đi siêu thị, hay mua mua bất cứ hàng hoá nào trong tiêu dùng như mua điện thoại, lò vi sóng, tivi, tủ lạnh… nghiễm nhiên giá của sản phẩm đó đã bao gồm 10% VAT. Phiếu thanh toán tiền mà quầy thanh toán đưa cho khách hàng cũng là một dạng hoá đơn. Dù khách hàng có viết hoá đơn hay không thì cuối ngày siêu thị vẫn kê khai toàn bộ số đơn bán hàng đó để nộp lên cơ quan thuế. “Trong trường hợp này nếu siêu thị, cửa hàng yêu cầu khách hàng phải trả thêm 10% mới được lấy hoá đơn là cửa hàng sai”, ông Dân khẳng định.
Riêng đối với nhà hàng, quán xá… thì sản phẩm đó không phải tiêu dùng theo dạng bán một chiếc máy mà là bán món ăn. Vì thế việc kiểm soát đầu ra của sản phẩm để tránh thất thu thuế, thì cơ quan thuế sẽ dùng hình thức thuế khoán và cả hoá đơn bán lẻ. Chẳng hạn cơ quan thuế sẽ tính toán tổng số lượng bàn, diện tích và lưu lượng khách để đưa ra một con số khoán thu thuế hàng tháng.
“Điều này để tránh trường hợp nhà hàng bán 100 khách/ngày nhưng xuất hoá đơn chỉ 10 khách/ngày mà thôi. Với cách thức này, cơ quan thuế không cần biết nhà hàng có xuất hoá đơn cho khách lẻ nhiều hay ít nhưng mỗi tháng phải đóng thuế cho cơ quan thuế đúng với thuế khoán. Bởi vậy nói đơn giản là dù khách hàng đi ăn có lấy hoá đơn hay không, nhà hàng vẫn phải xuất hoá đơn… Nghĩa là thực đơn mà khách ăn hôm đó sẽ bao gồm 10% VAT. Thế nên những nhà hàng này, hay spa kia… ngay từ khi hoạt động đã phải đóng thuế, chứ không phải bây giờ mới đóng. Tuy nhiên vì thuế khoán cho nên các cơ sở kinh doanh này phải thu làm sao cho đủ… khoán”, ông Dân phân tích.
Có bị thất thu thuế giá trị gia tăng?
Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu thuế khoán trên doanh thu của nhà hàng này là 1 tỷ đồng/tháng nhưng thực tế nguồn thu là 1,5 tỷ đồng thì 500 triệu kia sẽ thất thu thuế?
Ông Dân cho hay, trong việc quản lý thuế của dịch vụ ăn uống, nhà hàng bao giờ cũng phức tạp nhất.
"Để kiểm soát chặt chẽ, và tính sát với việc kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan thuế ngoài áp dụng thuế khoán với các nhà hàng này, mà còn áp dụng thuế khoán xuống cho các quận, huyện. Từ trên các quận sẽ phân chia thuế khoán đến các phường. Từ đó phường tự biết cách để siết và quản lý chặt chẽ hơn kinh doanh trên địa bàn để từ đó sẽ giúp việc thu thuế một chính xác hơn, hạn chế tối đa việc thất thu thuế”, ông Dân nói.
Có ý kiến cho rằng, tại sao khi trẻ con đi ăn lại vẫn chịu thuế? Đại diện cơ quan thuế cho biết, trẻ con chưa làm ra tiền thì lấy đâu ra đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng bản thân thuế giá trị gia tăng như việc đi ăn uống phải chịu 10% là việc bình thường. Không có quy định nào bảo trẻ em đi ăn uống miễn thuế 10% cả. Thuế giá trị gia tăng này thì không loại trừ bất cứ ai. Chẳng hạn, ngay khi đi mua tã lót cho em bé, thì một sản phẩm của em bé dùng giá bán đã bao gồm thuế VAT rồi. Còn đối với việc đi ăn, uống cà phê dường như trong hoá đơn thanh toán bao giờ cũng đã có % thuế trong. Vì thế khách hàng khi đi mua sắm, ăn uống… có thể yêu cầu lấy hoá đơn bán lẻ vì trong đó luôn bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng. 10% đó chính là khách hàng đã đóng thuế cho Nhà nước, lấy hoá đơn là quyền lợi của mình.
Nghiêm Lan
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình