Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/07/2015 - 10:47
(Thanh tra)- Trước một số thông tin cho rằng, thanh tra giao thông (TTGT) không có thẩm quyền dừng xe, xử phạt, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Thanh Hà khẳng định: Theo quy định tại Điều 86 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, TTGT được phép dừng phương tiện giao thông và xử lý theo quy định.
TTGT hoàn toàn có thẩm quyền dừng xe, xử phạt. Ảnh: H.O
Tiết a, Điểm 2, Khoản 2, Điều 86 Luật GTĐB quy định: “Để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó”.
Các trường hợp dừng cụ thể thì đã được quy định tại Điều 15, Thông tư 02/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
Theo đó, thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện GTĐB trong các trường hợp:
Thứ nhất, buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC). Thứ hai, khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm tại Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật GTĐB. Cụ thể là các hành vi: Vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường bộ; vượt khổ cho phép của cầu đường bộ; xe máy xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực các biện pháp bảo vệ đường theo quy định và trường hợp đổ đất, vật liệu xây dựng khác trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ.
Như vậy, thẩm quyền dừng phương tiện của thanh tra GTĐB được quy định rất rõ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật GTĐB và các quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 15 Thông tư 02/2014 của Bộ GTVT; quyền xử phạt VPHC của thanh tra GTĐB được quy định cụ thể tại Khoản 6, Điều 68, Nghị định 171/2013 của Chính phủ.
Liên quan đến việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, thực hiện theo Quy chế Phối hợp theo Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA giữa Bộ GTVT, Bộ Công an và Thông báo số 04/TB-BCA-V11 ngày 12/2/2015, tại các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, lực lượng CSGT sẽ chủ trì trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; lực lượng TTGT có vai trò phối hợp. Lực lượng TTGT sẽ chủ trì việc kiểm soát tải trọng phương tiện tại các đầu mối, bốc xếp hàng hóa, thanh tra; kiểm tra việc chấp hành các diều kiện kinh doanh vận tải theo Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 7/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép; Chỉ thị số 05/CT-BGTVT ngày 3/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ tại các đầu mối xếp hàng hóa.
Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Trịnh Viết Lộc (người trực tiếp tham gia soạn thảo Luật GTĐB 2008) giải thích thêm: Luật GTĐB năm 2001 quy định: “Thanh tra GTĐB có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB của phương tiện tham gia giao thông tại các điểm giao thông tĩnh”.
Đến năm 2008, Luật có sửa đổi và quy định thanh tra GTĐB được dừng xe trong những trường hợp cần thiết để kiểm tra phương tiện đường bộ, chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Theo ông Lộc, đây là quy định hợp lý bởi đơn cử một cây cầu yếu chỉ chịu được tải trọng 8 tấn mà xe 30 tấn chuẩn bị chạy qua là chắc chắn thanh tra GTĐB phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh gây phá hoại kết cấu hạ tầnghoặc có thể xảy ra những hậu quả khác.
Theo Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Trần Văn Trường, về bản chất, thẩm quyền được dừng xe của TTGT được quy định trong Luật Xử lý VPHC 2010 và Luật GTĐB. Thủ tục dừng xe cũng rất chặt chẽ, đó là chỉ thanh tra viên và công chức thanh tra được phép dừng. Dừng phải có quy trình, có ghi chép sổ sách theo đúng quy định. Mục đích là buộc chấm dứt hành vi vi phạm nghĩa là không cho xe đó tiếp tục có hành vi vi phạm trên đường bộ nữa bảo vệ tài sản, công trình nhà nước và đảm bảo an toàn giao thông.
Thực tế, với quy định hiện hành thì lực lượng TTGT đang gặp không ít khó khăn trong tác nghiệp. Đơn cử như toàn lực lượng TTGT một số tỉnh miền núi chỉ có 12 - 13 người. Trong khi tuần tra, kiểm soát phát hiện dấu hiệu vi phạm tải trọng thì phải chờ các thanh tra viên và người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt có khi đang ở cách xa vài chục km...
Nhận thấy khó khăn từ quy định không phải ai trong lực lượng TTGT cũng được phép dừng xe lập biên bản xử phạt, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho biết, sắp tới, sẽ đề nghị bổ sung vào quy định mới theo hướng công chức thuộc Sở GTVT được Bộ trưởng GTVT cấp thẻ kiểm tra sẽ được lập biên bản VPHC. Song, để khắc phục trước mắt, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của các xe tại các điểm giao thông tĩnh như tại các trạm thu phí, điểm dừng đón, trả khách cố định hoặc đang dừng xe để đón, bắt khách thì TTGT hoàn toàn có thể lập biên bản, xử lý... Đây là cách vận dụng luật mà TTGT cần chú ý để phát huy vai trò của mình trong việc dừng xe, xử phạt.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên