Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/10/2018 - 06:24
(Thanh tra)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, tăng mức độ xử phạt với nhiều hành vi vi phạm, nhưng thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra không thay đổi. Nghị định này khi có hiệu lực sẽ thay thế Nghị định số 138/2013.
Tổ chức dạy thêm trái phép bị phạt tới 15 triệu đồng. Ảnh minh họa: Hải Hà
Xúc phạm thân thể người học, vi phạm về dạy thêm bị phạt nặng
Theo Dự thảo, không công khai thu, chi tài chính theo quy định hoặc không thông báo trước dự kiến học phí toàn khóa học và lộ trình tăng học phí đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
Chi sai quy định, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. So với Nghị định 138, mức phạt đối với lạm thu tăng từ 10 -20 triệu đồng lên 15-20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đưa ra nhiều mức phạt đối với các hành vi vi phạm về tổ chức dạy thêm. Dự thảo lần này quy định thêm nhiều hình thức vi phạm cũng như tăng mức xử phạt đối với các vi phạm về dạy thêm so với Nghị định 138.
Nếu Nghị định 138 chỉ quy định 4 hình thức xử phạt là dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất chưa được cấp phép, không đúng đối tượng, không đúng nội dung, thì Dự thảo lần nay quy định tới 10 hình thức vi phạm.
Ngoài 4 nội dung trên còn bổ sung hình phạt đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm; dạy thêm khi giấy phép hết hạn; trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông bị phạt từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng; người dạy thêm không đạt chuẩn cũng bị phạt tiền tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng...
Số tiền phạt vi phạm cũng tăng lên. Mức phạt cao nhất là 15 triệu đồng, thấp nhất là 2 triệu đồng. Nghị định 138, số tiền phạt cao nhất là 12 triệu và thấp nhất là 1 triệu đồng.
Đặc biệt, Dự thảo lần này, quy định xúc phạm thân thể người học bị phạt 30 triệu đồng. Tương tự hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trong khi Nghị định 138 số tiền phạt với 2 hành vi vi phạm này đều chỉ từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Về thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra, Dự thảo lần này không thay đổi so với Nghị định 138.
Cụ thể, thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500 nghìn đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định.
Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn...
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 100 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm...
Điểm khác biệt so với Nghị định 138 là Dự thảo đã phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, lực lượng quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua sắm, tiếp nhận sách, giáo trình, tài liệu, thiết bị dạy học không đúng quy định.
Thanh tra chuyên ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua sắm, tiếp nhận sách, giáo trình, tài liệu, thiết bị dạy học có nội dung không phù hợp, xuyên tạc, kích động bạo lực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi in, xuất bản sách giáo khoa không đúng quy định.
Thanh tra chuyên ngành Tài chính được xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác.
Dự thảo lấy ý kiến đóng góp đến hết ngày 25/11/2018.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền