Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sửa đổi một số bất cập tại Nghị định số 162 trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết

Thanh Thanh

Thứ bảy, 16/07/2022 - 11:28

(Thanh tra) - Sau khi triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật của cá nhân, tổ chức có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cũng còn có những hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Ảnh minh họa

Ngày 15/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì hội nghị góp ý kiến vào 2 dự thảo: Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (luật).

Tại Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành luật.

Nghị định 162/2017/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của luật.

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 4 chương, 51 điều. Trong đó, Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo...

Đối tượng áp dụng Dự thảo Nghị định là các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm 6 chương, 33 điều, tăng 8 điều so với Nghị định 162. Trong đó, các điều giữ nguyên gồm 10 điều; các điều sửa đổi gồm 9 điều; các điều bổ sung gồm 12 điều; bổ sung 1 khoản; bài bỏ Khoản 4, Điều 22 của Nghị định số 162.

Dự thảo Nghị định thay thế cơ bản giữ phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP gồm quy định chi tiết thi hành 8 nội dung được luật giao và một số biện pháp thi hành quy định của luật thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, trong từng điều khoản cụ thể, Dự thảo Nghị định đã tập trung sửa đổi một số quy định chi tiết thi hành theo hướng cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.

Đa số các đại biểu dự hội nghị góp ý kiến vào 2 dự thảo lần này cho rằng, một số quy định của Nghị quyết số 162/2017/NĐ-CP như giải thích về công trình tôn giáo; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cho người dân cũng như gây ra lúng túng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện.

Bên cạnh đó, một số quy định tại luật chưa có biện pháp cụ thể dẫn tới quá trình thực hiện còn thiếu thống nhất, chưa có hiệu quả thực tiễn.

Các ý kiến đều thống nhất việc tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định chưa đầy đủ hoặc còn tồn tại Nghị định số 162/2017/NĐ-CP cũng như trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu dự hội nghị rất có chiều sâu, chất lượng thể hiện trách nhiệm đối với các hoạt động Mặt trận, hoạt động tôn giáo.

Những ý kiến tại hội nghị này sẽ được MTTQ Việt Nam tập hợp để gửi đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Soạn thảo rà soát lại trước khi ban hành, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm