Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/03/2017 - 18:34
(Thanh tra) - Tại hội nghị đánh giá việc triển khai đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) ngày 14/3, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý, từ năm 2017, các Bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai chỉ số SIPAS đồng bộ trên cả nước, để kịp thời phát hiện những tồn tại trong cải cách hành chính.
Toàn cảnh hội nghị . Ảnh: TN
Người dân vẫn phải trả thêm tiền ngoài phí
Chỉ số SIPAS được Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc, Trung ương Hội Cựu chiến Binh Việt Nam phối hợp thực hiện từ năm 2015 theo hình thức phát phiếu khảo sát đến 15.120 người dân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính.
Việc này được triển khai tại 108 xã của 3 TP trực thuộc Trung ương và 7 tỉnh, thành đại diện cho 7 vùng được chọn mẫu cho cả nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Tây Ninh và Cà Mau).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, 6 thủ tục hành chính được chọn để triển khai SIPAS 2015 gồm cấp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng từ 73,5 - 88,7%, trong đó thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ hài lòng thấp nhất và thủ tục cấp giấy đăng ký kết hôn đạt tỷ lệ cao nhất.
Tỷ lệ người dân cảm thấy hài lòng về sự phục vụ của công chức từ 74,3 - 87,2%.
Toàn bộ 6 lĩnh vực đều có tình trạng người dân phải trả thêm tiền ngoài phí, lệ phí phải nộp theo quy định của Chính phủ chiếm từ 4,9% đến 28,4% số người được hỏi.
Theo Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, kết quả chỉ số SIPAS đã phần nào phản ánh được chất lượng giải quyết thủ tục hành chính hiện nay và sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
Bên cạnh đó, có một số Bộ, ngành và hơn một nửa số tỉnh, thành triển khai với các phương pháp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cách làm còn mỗi nơi làm mỗi kiểu, chưa thống nhất.
Phải sử dụng triệt để kết quả đo lường
Vì vậy, theo ông Nhân, đã đến lúc cần có 1 phương pháp thống nhất để triển khai trong cả nước tạo cơ sở để đánh giá hài lòng của người dân mỗi năm ở tất cả các địa phương và Bộ, ngành.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Phải sử dụng triệt để kết quả đo lường sự hài lòng, để kịp thời phát hiện những tồn tại trong cải cách hành chính, trong việc giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân, tổ chức. Ảnh: TN
Hơn nữa, Chương trình Cải cách hành chính tổng thể giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra yêu cầu khái quát là năm 2020 có 80% người dân hài lòng về sự phục vụ của bộ máy chính quyền các cấp.
“Nếu chúng ta không triển khai từ bây giờ việc đo lường, đánh giá sự hài lòng của người dân thì đến năm 2020 không thể trả lời được câu hỏi có bao nhiêu phần trăm người dân hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước”, ông Nhân nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng nhận định, kết quả sự hài lòng của người dân, tổ chức phản ánh khá trung thực bức tranh về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính ở những lĩnh vực, thủ tục được triển khai.
Qua đó, làm thay đổi tư duy, phương pháp giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân, tổ chức để phục vụ người dân, tổ chức ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Thường trực vẫn còn việc lãnh đạo, công chức ở nhiều cơ quan, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc dân “chấm điểm” chính quyền.
Người dân, tổ chức cũng chưa được thông tin, tuyên truyền đầy đủ nội dung, kết quả của việc đo lường sự hài lòng, dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ, còn e ngại tham gia hoặc tham gia không đầy đủ, khách quan nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát…
Vì vậy, ông Bình đề nghị, trong thời gian tới các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2017, triển khai việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức ở quy mô ngành, địa phương.
“Phải sử dụng triệt để kết quả đo lường sự hài lòng, để kịp thời phát hiện những tồn tại trong cải cách hành chính, trong việc giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân, tổ chức; kịp thời nắm bắt được nhu cầu của người dân, tổ chức”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền