Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra

Thái Hải

Thứ sáu, 11/12/2020 - 16:16

(Thanh tra)- Ngày 11/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội thảo Hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra”. Đề tài do ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ là chủ nhiệm.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Theo ThS. Ngô Mạnh Hùng, hiện nay những quy định hiện hành về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực đã tạo thành một cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra tương đối toàn diện và đầy đủ.

Tuy nhiên, các quy định về phân công, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giữa các chủ thể trong hoạt động thanh tra còn chưa chặt chẽ. Quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra còn chạn chế. Quy định về quy tắc ứng xử và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động thanh tra chưa đầy đủ, chi tiết, nhiều quy định còn chung chung, chưa có quy định về hành vi vi phạm quy tắc ứng xử, hành vi vi phạm kiểm soát xung đột lợi ích…

Nhằm khắc phục những, tồn tại, hạn chế trên, ThS. Ngô Mạnh Hùng cho biết, đề tài đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị như: Bảo đảm nhận thức đúng đắn và quyết tâm chính trị đầy đủ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra (sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về phân công, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn giữa các chủ thể tiến hành cuộc thanh tra; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về phòng, chống tham ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; bổ sung, hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra góp phần phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra).

Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu của đề tài, TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, việc hoàn thiện pháp luật không chỉ tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng,chống tham nhũng nói riêng mà cần hoàn thiện cả pháp luật về hoạt động thanh tra nói chung. Phần thực trạng cần phân biệt giữa phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thanh tra thành hai nội dung riêng biệt.

Theo ông Hùng, phần giải pháp đề tài cũng cần bổ sung phần giải pháp về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra; giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thanh tra cho tương thích.

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Tổng Tạp chí Thanh tra Chính phủ đề xuất với Ban Chủ nhiệm đề tài 5 nhóm giải pháp: Thứ nhất, bổ sung giải pháp về tăng cường việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Thứ hai, giải pháp về tăng cường sự giám sát của các đối tượng là thanh tra, giám sát từ nhân dân và giám sát từ các cơ quan pháp luật. Thứ ba, giải pháp về tăng cường giải pháp về tổ chức cán bộ (cơ chế chính sách, chuyển đổi vị trí công tác…). Thứ tư, giải pháp về tăng cường về hợp tác quốc tế. Thứ năm, giải pháp về điều kiện về các hoạt động thanh tra (vật chất, con người). Nội dung về giải pháp thực hiện cần viết gọn lại.

Trong khi đó bà Trần Thị Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển cho rằng, Ban Chủ nhiệm đề tài cần chú trọng đến giải pháp về truyền thông (bên trong và bên ngoài) thông qua việc sử dụng các nền tảng công nghệ, nhằm tuyên truyền các chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Vì đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, các giải pháp mà đề tài đưa ra khá toàn diện, cụ thể, có thể áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, cần thể hiện lại các giải pháp theo hướng trọng tâm, tránh dàn trải.

Theo TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, đề tài cần tiếp cận nguy cơ tham nhũng, tiêu cực ở các góc độ khác nhau: Nguy cơ tham nhũng từ hoạt động thanh tra chuyên ngành; nguy cơ tham nhũng từ cấp độ các cơ quan thanh tra; nguy cơ tham nhũng tại các giai đoạn trong hoạt động thanh tra. Ngoài ra, cần xác định cơ quan thanh tra là cơ quan bảo vệ trật tự, kỷ cương hành chính và mang tính chất đặc thù.

Phần giải pháp về nhận thức cần gắn với kiểm soát thực thi quyền hành pháp; phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong hoạt động thanh tra đảm bảo nguyên tắc không có vùng cấm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đảm bảo nguyên tắc đặc thù.

Phần giải pháp về tổ chức thực hiện, đề tài cần bám theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm