Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phân biệt vai trò của người phát ngôn và việc cung cấp thông tin báo chí

Hoàng Nam

Thứ sáu, 24/11/2023 - 22:03

(Thanh tra) - Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay có không ít các cơ quan, đơn vị chưa phân biệt rõ ràng về vai trò của người phát ngôn và việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí. Ảnh: Hoàng Nam

Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các phóng viên, nhà báo, nhiều đơn vị đã vội vàng từ chối cung cấp thông tin vì cho rằng mình không phải là người phát ngôn, không có thẩm quyền cung cấp thông tin.

6 hình thức cung cấp thông tin báo chí:

 Tổ chức họp báo

 Đăng tải nội dung phát ngôn trên công thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức

Phát ngôn trực tiếp, trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên

Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo bằng văn bản hoặc qua thư điện tử

Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức

Ban hành văn bản đề nghị các cơ quan báo chí đăng phát

Người phát ngôn là khi xuất hiện tại các cuộc họp báo chính thức, được lãnh đạo cơ quan có quyết định phân công chính thức là người phát ngôn để phát biểu ý kiến, quan điểm của cơ quan, đơn vị tại cuộc họp, buổi làm việc.

Còn lại, tất các các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin mà mình cung cấp, trao đổi với báo chí.

Trong nhiều tình huống, người phát ngôn không thể nắm được hết những thông tin chuyên sâu của vấn đề, vì vậy, khi phóng viên, nhà báo đề nghị làm việc, các đơn vị chuyên môn hoàn toàn có thể cung cấp, chia sẻ thông tin, đó là cung cấp thông tin báo chí chứ không phải là phát ngôn, Bà Thảo chia sẻ.

Bà Thảo cho rằng, có hiện tượng các cơ quan, tổ chức dựa vào Nghị định 09/2017/NĐ-CP để né tránh trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí, cản trở quyền tiếp cận thông tin của nhà báo, phóng viên.

Theo Nghị định 09/2017/NĐ-CP, các thông tin về người phát ngôn của cơ quan Nhà nước như: Họ tên, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ email phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và được đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước. Thực tế, theo bà Thảo, còn nhiều cơ quan Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ theo quy định này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.

15:37 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm