Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những chính sách mới về ôtô, xe máy có hiệu lực từ 2016

Thứ sáu, 01/01/2016 - 14:46

Một số chính sách của các nhà quản lí liên quan đến các phương tiện cơ giới sẽ có hiệu lực từ hôm nay 1/1/2016. Đáng chú ý nhất trong các quy định mới là việc yêu cầu phải có bình cứu hỏa trên ôtô và việc tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy.

1. Ôtô phải có bình cứu hỏa trên xeBộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên. Theo đó, các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Mức phạt nếu không bình cứu hỏa sẽ từ 300.000 đến 500.000đ.2. Chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máySau ba năm thực hiện, việc thu phí đường bộ đối với xe máy chính thức tạm dừng thực hiện trên cả nước từ 1/1/2016. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, trong năm 2013 và 2014,mỗi năm chỉ thu được trên 550 tỷ đồng, còn trong nửa đầu năm nay chỉ được gần 175 tỷ đồng. Hiện bộ Tài chính thống nhất với bộ GTVT đề nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1/1/2016.3. Chính thức cấp Giấy phép lái xe hạng B1 số tự độngTổng cục Đường bộ đã yêu cầu các trung tâm sát hạch điều chỉnh sân sát hạch, lắp thiết bị chấm điểm tự động trên ôtô... để bắt đầu kiểm tra các học viên. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Thời gian học để thi lấy GPLX hạng B1 số tự động bao gồm 476 giờ, trong đó lí thuyết 176 giờ và thực hành 340 giờ, và người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.4. Cải cách kiểm định ô tô Thông tư 70 về Kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT ban hành, sẽ giúp giảm bớt phiền hà trong việc đăng ký ôtô. Theo đó các cơ quan kiểm định sẽ không yêu cầu chủ xe xuất trình giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu khi đưa xe đi lập hồ sơ và kiểm định lần đầu. Ngoài ra, người dân có thể mang ôtô đi kiểm định cả khi xe có biển số đăng ký nhưng mới chỉ có giấy hẹn đăng ký của cơ quan CSGT (trong khi đó, thông tư 56 cũ quy định giấy phải có con dấu của cơ quan đăng ký nhưng rất hiếm khi cơ quan đăng ký đóng dấu vào giấy hẹn).

1. Ôtô phải có bình cứu hỏa trên xeBộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên. Theo đó, các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Mức phạt nếu không bình cứu hỏa sẽ từ 300.000 đến 500.000đ.2. Chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máySau ba năm thực hiện, việc thu phí đường bộ đối với xe máy chính thức tạm dừng thực hiện trên cả nước từ 1/1/2016. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, trong năm 2013 và 2014,mỗi năm chỉ thu được trên 550 tỷ đồng, còn trong nửa đầu năm nay chỉ được gần 175 tỷ đồng. Hiện bộ Tài chính thống nhất với bộ GTVT đề nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1/1/2016.3. Chính thức cấp Giấy phép lái xe hạng B1 số tự độngTổng cục Đường bộ đã yêu cầu các trung tâm sát hạch điều chỉnh sân sát hạch, lắp thiết bị chấm điểm tự động trên ôtô... để bắt đầu kiểm tra các học viên. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Thời gian học để thi lấy GPLX hạng B1 số tự động bao gồm 476 giờ, trong đó lí thuyết 176 giờ và thực hành 340 giờ, và người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.4. Cải cách kiểm định ô tô Thông tư 70 về Kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT ban hành, sẽ giúp giảm bớt phiền hà trong việc đăng ký ôtô. Theo đó các cơ quan kiểm định sẽ không yêu cầu chủ xe xuất trình giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu khi đưa xe đi lập hồ sơ và kiểm định lần đầu. Ngoài ra, người dân có thể mang ôtô đi kiểm định cả khi xe có biển số đăng ký nhưng mới chỉ có giấy hẹn đăng ký của cơ quan CSGT (trong khi đó, thông tư 56 cũ quy định giấy phải có con dấu của cơ quan đăng ký nhưng rất hiếm khi cơ quan đăng ký đóng dấu vào giấy hẹn).

1. Ôtô phải có bình cứu hỏa trên xeBộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên. Theo đó, các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Mức phạt nếu không bình cứu hỏa sẽ từ 300.000 đến 500.000đ.2. Chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máySau ba năm thực hiện, việc thu phí đường bộ đối với xe máy chính thức tạm dừng thực hiện trên cả nước từ 1/1/2016. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, trong năm 2013 và 2014,mỗi năm chỉ thu được trên 550 tỷ đồng, còn trong nửa đầu năm nay chỉ được gần 175 tỷ đồng. Hiện bộ Tài chính thống nhất với bộ GTVT đề nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1/1/2016.3. Chính thức cấp Giấy phép lái xe hạng B1 số tự độngTổng cục Đường bộ đã yêu cầu các trung tâm sát hạch điều chỉnh sân sát hạch, lắp thiết bị chấm điểm tự động trên ôtô... để bắt đầu kiểm tra các học viên. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Thời gian học để thi lấy GPLX hạng B1 số tự động bao gồm 476 giờ, trong đó lí thuyết 176 giờ và thực hành 340 giờ, và người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.4. Cải cách kiểm định ô tô Thông tư 70 về Kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT ban hành, sẽ giúp giảm bớt phiền hà trong việc đăng ký ôtô. Theo đó các cơ quan kiểm định sẽ không yêu cầu chủ xe xuất trình giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu khi đưa xe đi lập hồ sơ và kiểm định lần đầu. Ngoài ra, người dân có thể mang ôtô đi kiểm định cả khi xe có biển số đăng ký nhưng mới chỉ có giấy hẹn đăng ký của cơ quan CSGT (trong khi đó, thông tư 56 cũ quy định giấy phải có con dấu của cơ quan đăng ký nhưng rất hiếm khi cơ quan đăng ký đóng dấu vào giấy hẹn).

Theo Dân trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm