Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 01/11/2024 - 18:20
(Thanh tra) - Là tên đề tài khoa học cấp cơ sở do ThS Nguyễn Phương Vy, Phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm được Viện CL&KHTT tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
ThS Nguyễn Phương Vy trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Trình bày kết quả nghiên cứu, ThS Nguyễn Phương Vy nhấn mạnh: Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện có địa vị pháp lý quan trọng trong quản lý Nhà nước ở địa phương, được pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng được thể hiện trên hai phương diện, đó là tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thi hành pháp luật và phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trực tiếp thực hiện một số biện pháp phòng, chống tham nhũng cụ thể ở địa phương thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Chủ nhiệm đề tài cho biết, thời gian qua, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, với nhiệm vụ, quyền hạn được giao và thực tiễn thực hiện cho thấy hoạt động Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong công tác phòng, chống tham nhũng còn một số hạn chế, bất cập, cụ thể:
Việc thực hiện chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có lúc chưa kịp thời; công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở địa phương còn hạn chế; hiệu quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện chưa cao; việc kiểm soát tài sản thu nhập của Thanh tra tỉnh còn nhiều lúng túng...
Chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính: Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng; thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Theo ThS Nguyễn Phương Vy, từ những phân tích về thực trạng pháp luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng, thông qua một số Bộ Chỉ số đánh giá và nghiên cứu tại một số địa bàn cụ thể, đề tài đánh giá thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, về phương diện thể chế, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quy định pháp luật tương đối toàn diện, cung cấp cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Về công tác tổ chức thực hiện, trên cơ sở các quy định pháp luật đã được ban hành khá đầy đủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện đã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phòng, chống tham nhũng cũng như trong các lĩnh vực công tác khác của ngành Thanh tra.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra 9 nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật, bao gồm: Giải pháp về thẩm quyền thanh tra; về quyền ra quyết định thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; về xử lý trách nhiệm trong trường hợp chậm, muộn, không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; về nâng cao hiệu quả giám sát hiệu quả giám sát; về thanh tra, kiểm tra nội bộ; về thẩm quyền xem xét, xác minh đối với cơ quan, tổ chức; về thẩm quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; về chế tài xử lý đối với hành vi tham nhũng xảy ra trong hoạt động thanh tra; về kiểm soát tài sản thu nhập.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra 7 nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, bao gồm: Giải pháp về chất lượng đội ngũ nhân sự, bộ máy; về cơ sở vật chất, kỹ thuật; về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; về đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; về kiểm soát hoạt động của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong công tác phòng, chống tham nhũng; về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra và cơ quan nhà nước tại địa phương; về công tác kiểm soát tài sản thu nhập…
Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu, TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài có cách tiếp cận rõ ràng, mạch lạc.
Về nội dung cụ thể, theo TS Huệ, chương II của đề tài có phân tích các quy định pháp luật, trong khi đó, chương I cũng đề cập đến quy định này, do vậy, đề tài cần điều chỉnh lại cho phù hợp, để tránh sự trùng lặp về nội dung.
Chương III, nội dung đánh giá thực trạng cần cụ thể, chi tiết hơn, chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện và nêu được nguyên nhân của hạn chế, bất cập để làm cơ sở đề xuất giải pháp ở phần sau.
Theo ThS Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT, đề tài cần có cách tiếp cận chung nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Chương I có 3 trục nội dung nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng.
Tuy nhiên, chương II lại đang bám vào các trục nội dung khác chương I, do vậy, đề tài cần điều chỉnh lại đề mục, khung kết cấu để đảm bảo logic giữa các chương.
Đồng thời, đánh giá cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu...
Bên cạnh đó, chủ nhiệm có thể nghiên cứu theo hướng tách riêng nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện vì hai cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau; phần đánh giá thực trạng ở chương III nên đưa về chương II để đảm bảo sự logic, trong đó, có đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để đảm bảo tính logic của đề tài.
ThS Lê Đức Trung,Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, các nội dung về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện được đề cập ở phần lý luận chưa bao quát hết được các nhiệm vụ được giao; việc đánh giá theo các trục nội dung cần thống nhất giữa các chương; cần xem lại phần đánh giá thực trạng được đề cập ở chương III, theo đó, việc đánh giá thực trạng, ngoài kết quả đạt được, cần nêu tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để đảm bảo sự logic của đề tài.
ThS. Nguyễn Đăng Hạnh cho rằng, cần tách nhiệm vụ, quyền hạn giữa Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện vì có những nội dung khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này; phần đánh giá thực trạng được nêu ra cần bổ sung đánh giá về tồn tại, hạn chế để làm căn cứ nêu ra giải pháp cho phù hợp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên