Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mức phạt đã đủ răn đe?

Nguyễn Điểm

Thứ năm, 28/09/2023 - 06:35

(Thanh tra)- Sau hàng loạt lùm xùm về bảo hiểm nhân thọ thời gian qua, Bộ Tài chính đã có những đề xuất thay đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm “vá” lỗ hổng ngành Bảo hiểm, góp phần lấy lại niềm tin của khách hàng với thị trường.

Lỗ hổng hoạt động bán bảo hiểm. Ảnh minh họa: NĐ

Nâng mức phạt về vi phạm bảo hiểm lên gấp đôi

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Một trong những điểm đáng chú ý là Bộ Tài chính muốn tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm. Điều này đặt trong bối cảnh thị trường bảo hiểm vừa qua đối diện với nhiều khủng hoảng, nhận nhiều phản ánh tiêu cực khi bị đánh tráo khái niệm giữa tiết kiệm lãi cao và bảo hiểm nhân thọ; bị ép mua bảo hiểm khi cho vay…

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện có, nâng cao năng lực của cơ quan Nhà nước trong quản lý, giám sát và vận hành thị trường.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức phạt tiền lên gấp đôi, từ 40 - 50 triệu đồng lên 90 - 100 triệu đồng nếu tài liệu giới thiệu bảo hiểm khiến người mua hiểu lầm về sản phẩm như: Không phản ánh trung thực thông tin, điều khoản sản phẩm, không nêu rõ được quyền lợi, loại trừ trách nhiệm...

Bộ này nâng mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng lên 60 - 70 triệu đồng nếu vi phạm về sản phẩm, hoa hồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất phạt 90 - 100 triệu đồng với doanh nghiệp, chi nhánh bảo hiểm chi trả hoa hồng đại lý, hỗ trợ, thưởng quyền lợi khác vượt mức tối đa quy định.

Bộ Tài chính bổ sung các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về quản trị rủi ro; kiểm soát, kiểm toán nội bộ; công khai thông tin; một số quy định mới về xử phạt quy định phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Còn trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính lấy ý kiến, dự kiến yêu cầu ngân hàng bán chéo bảo hiểm phải ghi âm, lưu lại biên bản tư vấn trong 5 năm toàn bộ nội dung đã tư vấn cho khách hàng và có xác nhận.

Hay dự thảo yêu cầu tài liệu giới thiệu sản phẩm phải bảo đảm phản ánh trung thực các thông tin cơ bản, không được cung cấp thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm kỳ vọng và hiểu lầm.

Tài liệu phải thể hiện rõ đây là sản phẩm bảo hiểm được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm. Việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là yêu cầu bắt buộc để thực hiện hay hưởng một dịch vụ nào khác của đối tác phân phối.

Doanh nghiệp bảo hiểm cũng được Bộ Tài chính yêu cầu định kỳ kiểm tra chất lượng tư vấn của các nhân viên ngân hàng, phối hợp với nhà băng để xử lý các khiếu nại của khách hàng.

Phạt gần 3 tỷ đồng các doanh nghiệp bảo hiểm sai phạm

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, thị trường bảo hiểm vừa qua phát triển cao, trong đó, giai đoạn 2011 - 2020 có mức tăng trưởng bình quân 17%/năm.

Năm 2022, tổng tài sản thị trường đạt hơn 811.300 tỷ đồng, tăng hơn 14,5% so với cùng kỳ 2021, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt hơn 117.200 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đạt gần 694.100 tỷ đồng, đầu tư trở lại nền kinh tế đạt hơn 656.400 tỷ đồng.

Thị trường bảo hiểm phát triển nhanh song mức xử phạt cũng lớn. Từ năm 2013 tới nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, xử phạt 29 doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng số tiền phạt là 2,955 tỷ đồng.

Trước đó, theo kết luận thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng với Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife, các doanh nghiệp này mắc sai phạm chủ yếu là bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng, nhất là khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới.

Một số vi phạm điển hình như nhân viên không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục, hồ sơ yêu cầu theo quy định. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng không đảm bảo chất lượng tư vấn, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phải có những hình phạt răn đe với những sai phạm. Từ đó, nhà đầu tư mới có niềm tin trở lại thị trường. Bộ Tài chính dù đã đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, lên mức cao nhất 100 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, để quản lý chặt thị trường bảo hiểm, mức phạt răn đe là điều đáng bàn.

Cần thêm hình phạt với doanh nghiệp bảo hiểm?

TS Phan Phương Nam - Phó trưởng Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP HCM nhận định, mức xử phạt hiện đang đề xuất chưa đủ để mang tính răn đe. Theo chuyên gia, cơ quan chức năng cần có thêm những hình thức xử phạt khác.

Ông nêu ví dụ, hình thức xử phạt có thể là thu hồi chứng chỉ đại lý bảo hiểm, hoặc tước giấy phép doanh nghiệp vi phạm. Đặc biệt, ông Nam lưu ý, điều quan trọng là sau khi xử lý, cơ quan chức năng cần công khai thông tin để lấy lại niềm tin từ nhà đầu tư và thị trường bảo hiểm không lặp lại lỗi vi phạm.

Còn về đề xuất ngân hàng bán bảo hiểm có thể phải ghi âm nội dung tư vấn, chuyên gia tư vấn tài chính Nguyễn Thanh Minh - thành viên ban điều hành hoạch định tài chính cá nhân của Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam, Tổng Giám đốc OneSecond Việt Nam - cho rằng cần lưu ý nếu chưa được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ thì dù có ghi lại, việc tư vấn cũng chưa đúng, chuẩn và khách hàng vẫn có thể hiểu sai, làm sai, gây ra hậu quả không đáng có.

Ông Minh lấy dẫn chứng, tại Australia, Canada, Mỹ… hay các thị trường có nền tài chính phát triển, tất cả những người làm môi giới tài chính gồm nhân viên ngân hàng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… có tư vấn đều gọi chung là "môi giới" sản phẩm tài chính, họ bán sản phẩm để nhận hoa hồng. Các môi giới này đều phải có chứng chỉ chuyên môn để tư vấn, học và hiểu bản chất về sản phẩm đó.

Các nhân viên môi giới cũng nằm dưới sự quản lý của đơn vị quản lý về dịch vụ tài chính. Các đơn vị này sẽ yêu cầu ngân hàng hoặc đơn vị, công ty làm hoạt động môi giới quản lý, kiểm soát các nhân viên đi học, đăng ký trên hệ thống của ban quản lý. Nếu nhân viên hay công ty làm sai, các đơn vị có thể nhận khiếu nại từ khách hàng. Chẳng may một trường hợp làm sai mà điều tra, họ sẽ cho thời gian để nhân viên tư vấn kháng cáo. Sau này, khi thanh tra xong, nếu phát hiện sai phạm có thể thu hồi giấy phép tư vấn.

“Ghi âm lại nội dung tư vấn chưa phải điều thực sự quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là chất lượng tư vấn phải tốt. Sau khi chất lượng, tiêu chuẩn năng lực của các nhân viên tư vấn có đủ thì việc quản lý mới phát huy tác dụng”, ông Minh nói.

Nửa cuối năm 2023, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 4 đơn vị phi nhân thọ. Trong đó, tập trung thanh tra việc liên kết hoạt động, kinh doanh giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nếu phát hiện vi phạm, Bộ Tài chính sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm