Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/08/2017 - 13:29
(Thanh tra) - Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành 2 - 3 lần chiếm 58%, có những mặt hàng như chocolate cần 13 loại giấy phép… khiến doanh nghiệp mất 28,6 triệu ngày công, 14.300 tỷ đồng để kiểm tra hàng hóa…
Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: TN
Sáng 21/8, Tổ Công tác của Thủ tướng làm việc với 11 bộ, ngành kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
28,6 triệu ngày công, 14.300 tỷ đồng để kiểm tra hàng hóa
Mở đầu buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ Công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, hiện nay, tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành giữ ở mức 30-35%.
Tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Chính phủ yêu cầu rút xuống còn 15%.
“Chúng ta quyết tâm cắt giấy phép, thủ tục không cần thiết”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Ông Dũng cho biết, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay có khoảng 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng chi phí cho kiểm tra chuyên ngành.
Cho nên, Thủ tướng rất quan tâm, đặt vấn đề phải cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tại Nghị quyết 19, Chính phủ đã xác định phải cải cách toàn diện hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành, giao 3 nhiệm vụ chung cho các bộ, ngành và 8 nhiệm vụ cho từng bộ. Theo báo cáo, các bộ đã hoàn thành 3 nhiệm vụ.
Còn tại Quyết định 2026, Thủ tướng giao các bộ sửa đổi, bổ sung 87 văn bản. Hiện nay đã có 60 văn bản được rà soát, trong đó đã sửa đổi, bổ sung 56 văn bản, có 4 văn bản thấy không cần sửa đổi, bổ sung.
Ngoài kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao tại Nghị quyết 19 và Quyết định 2026, buổi kiểm tra còn đặt mục tiêu bước đầu rà soát lại toàn bộ các thủ tục liên quan tới kiểm tra chuyên ngành.
Kiểm tra nhiều, phát hiện vi phạm chỉ 0,1%
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, hiện còn rất nhiều thủ tục chồng chéo, trong số các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
“Tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2 - 3 lần chiếm 58%, trong 54% là kiểm tra 2 lần, còn lại kiểm tra 3 lần”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng chỉ ra tình trạng vẫn còn độc quyền trong đánh giá xuất nhập khẩu. Có mặt hàng thuộc các hàng thuộc nhóm đầu thế giới nhưng vẫn kiểm tra, trong khi kiểm tra của chúng ta thủ công là chính.
“Có những bộ chỉ giao cho 1 cơ quan kiểm định, giám định, như vậy cả nước tập trung vào 1 cơ quan kiểm định, giám định. Từ đó cho thấy chi phí kiểm định rất lớn, hàng hóa phải vận chuyển từ bắc vào nam, từ Nam ra Bắc để kiểm định, giám định”, Bộ trưởng nói.
Trong việc kiểm tra thì áp dụng hình thức thủ công là chính, kết nối công nghệ thông tin giữa các cơ quan còn hạn chế, chưa áp dụng quản lý rủi ro. Kiểm tra rất nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ 0,1%.
“Rừng” thủ tục
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 50% thời gian thông quan. Có lô hàng hải quan kiểm tra rồi nhưng không thông quan được, do 1-3 tháng sau bộ chuyên ngành mới kiểm tra, nay một thủ tục, mai một thủ tục.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ ra, một mặt hàng chocolate "cõng" 13 loại giấy phép, 12 nguyên liệu cần 12 loại giấy phép, cuối cùng phải xác nhận công bố thành phẩm. Mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải 2 bộ…
“Rất nhiều vấn đề thực tế như thế, chúng ta phải xử lý”, Bộ trưởng nói và cho biết thêm, có những mặt hàng phải thực hiện theo 4 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 3 thông tư và 1 quyết định của Bộ trưởng.
“Như vậy có hợp lý không? Tôi nghĩ doanh nghiệp làm lần đầu chắc mò mẫm đến hết đêm cũng không làm được, như vào rừng”, Bộ trưởng nói và cho biết, thời gian tới sẽ tiến hành rà soát từng bộ, đi vào từng thủ tục, chứ không dừng lại chung chung.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao rà soát 49 văn bản hiện đã hoàn thành 75,5%. Bộ Công Thương có 10 văn bản, đã hoàn thành 90%. Bộ Y tế được giao 9 văn bản, đã hoàn thành 55,6%.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải đều có 2 văn bản, mới hoàn thành rà soát 1.
Các Bộ chưa rà soát văn bản nào gồm: Xây dựng (4 văn bản), Công an (2 văn bản).
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền