Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 25/12/2020 - 16:02
(Thanh tra) - Là giải pháp nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo (KNTC) đông người liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ được ThS. Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ đưa ra tại đề tài khoa học “KNTC đông người liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chợ: Thực trạng và giải pháp", nghiệm thu ngày 25/12/2020.
ThS. Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ trình bày nội dung nghiên cứu. Ảnh: TH
ThS. Nguyễn Hồng Điệp cho biết, theo thống kê trên cơ sở dữ liệu của Thanh tra Chính phủ thì từ năm 2010 đến nay, Ban Tiếp công dân TƯ đã tiếp 13.540 lượt công dân đến Trụ sở Tiếp công dân TƯ để KNTC, kiến nghị, phản ánh liên quan đến các dự án chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình trạng KNTC về chợ đã và đang xảy ra tại 28 tỉnh, thành phố với tổng số 76 vụ việc, điển hình: Chợ Bưởi, chợ Nghĩa Tân (Hà Nội), chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh), chợ Đọ (Hải Dương), chợ Bỉm Sơn, chợ Còng (Thanh Hóa), chợ Túc Duyên (Thái Nguyên), chợ Kỳ Anh, chợ Nghèn (Hà Tĩnh), chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn), chợ văn hóa - bến xe (Lào Cai), chợ trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)…
Theo ông Điệp, nguyên nhân dẫn đến KNTC đông người liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ là do trong quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo chợ, các địa phương thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ theo hướng dẫn của các bộ, ngành, chưa công khai, minh bạch chủ trương, phương án đầu tư kinh doanh, chưa tạo sự đồng thuận và thống nhất của các tiểu thương kinh doanh tại chợ, dẫn tới tình trạng KN, khiếu kiện xảy ra trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình thực hiện dự án một số địa phương không làm tốt việc công khai, vận động, giải thích để nhân dân thấy được lợi ích của việc chuyển đổi mô hình chợ.
Tại một số chợ, các tiểu thương đã thực hiện việc đóng góp kinh phí để xây dựng chợ nhưng đến khi thực hiện cổ phần hóa thì tiểu thương không được coi là cổ đông góp vốn và bị trừ phần tiền đã đóng góp dần vào tiền thuê mặt bằng kinh doanh.
Một số chợ, trung tâm thương mại đã được xây dựng theo quy hoạch của địa phương nhưng có vị trí không thuận lợi, không phù hợp với thói quen mua sắm của nhân dân nên sức mua tại các chợ này hạn chế, dẫn đến khó khăn cho các tiểu thương.
Các chợ, trung tâm thương mại sau khi hoàn thành thì thực hiện ký hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh với các tiểu thương nhưng giá cao hơn so với giá hoạt động tại các chợ truyền thống. Mặt khác, tuy đã hoạt động tại chợ mới xây dựng nhưng các chợ cũ vẫn tồn tại song song dẫn đến việc kinh doanh của các tiều thương tại địa điểm mới không hiệu quả.
Việc bố trí, sắp xếp các ngành hàng chưa khoa học dẫn đến khó khăn cho các hộ tiểu thương trong quá trình kinh doanh; bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về mặt hàng, ngành hàng kinh doanh còn thiếu cụ thể, chặt chẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích giữa chính các tiểu thương.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng các chợ, trung tâm thương mại, nhiều địa phương thực hiện kèm theo các chính sách xây dựng nhà ở thương mại để tăng tính thu hút đầu tư dẫn đến các công dân cho rằng Nhà nước thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư thực hiện phân lô bán nền.
Tại một số địa phương, nhất là các tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, chợ không chỉ là một nơi tổ chức hoạt động kinh tế mà còn là một nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa chứa đựng bản sắc dân tộc, là bộ phận cấu thành trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội của nhân dân, do đó việc xây dựng trung tâm thương mại đã “phá vỡ” nét văn hóa truyền thống trong các phiên chợ.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách về chuyển đổi mô hình chợ chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân; KNTC đông người liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ thường có quy mô lớn, với số lượng hàng trăm người tham gia, nhiều nội dung, vừa KN, vừa TC, vừa kiến nghị, phản ánh; pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về giải quyết KNTC đông người, về giải quyết kiến nghị, phản ánh; một số địa phương cũng chưa có kinh nghiệm giải quyết KNTC đông người…
Để hạn chế phát sinh KNTC đông người liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ, Ban Chủ nhiệm đưa ra giải pháp cần tăng cường quản lý Nhà nước trong thực hiện chuyển đổi mô hình chợ và quản lý chợ.
Đồng thời, lựa chọn phương án chuyển đổi mô hình chợ khả thi, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương; mỗi địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế, năng lực cụ thể để áp dụng cho địa phương mình phương án hiệu quả nhất.
Đặc biệt, để chuyển đổi doanh nghiệp chợ hay Hợp tác xã chợ tại các địa phương nhất thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát cụ thể các loại chợ hiện có kể cả chợ tự phát không theo quy hoạch, trên cơ sở đó loại bỏ các chợ tự phát, không theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý chợ, đáp ứng những yêu cầu mới trong quản lý chợ. Việc phát triển nguồn nhân lực quản lý, phát triển mô hình kinh doanh chợ cũng nên được xem là một giải pháp chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ. Cùng với đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý.
Một trong những tiêu chí quan trọng cần thực hiện để thực hiện tốt việc chuyển đổi mô hình chợ là việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho quá trình chuyển đổi mô hình chợ theo hướng “xã hội hóa đầu tư”.
Song song với giải pháp về cơ sở vật chất, các bộ, nghành địa phương cũng cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chợ, hợp tác xã chợ được nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động khi thực hiện dự án chuyển đổi mô hình chợ.
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các tiểu thương kinh doanh khi thực hiện dự án chuyển đổi mô hình chợ để phòng ngừa tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.
Tổ chức tốt việc tiếp công dân; lắng nghe, trao đổi, đối thoại, giải thích, vận động người dân khi xảy ra KNTC đông người có liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ; xem xét, giải quyết kịp thời KNTC đông người có liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ.
Trong quá trình giải quyết phải chú trọng việc gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với các hộ tiểu thương để xác định rõ đúng, sai của các nội dung KNTC, yêu cầu, kiến nghị để tìm tiếng nói chung đồng thuận giữa nhà đầu tư với tiểu thương, từ đó tìm ra các phương án khả thi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và các hộ tiểu thương.
Với những kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài xếp loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam