Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Thứ sáu, 17/07/2015 - 08:22

(Thanh tra) - Ngày 16/7, trả lời báo chí về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, hình sự, hành chính, Bộ Tư pháp, nhấn mạnh: Thời gian lấy ý kiến tuy ngắn, chỉ có 2 tháng, nhưng sẽ không “hình thức”.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ 15/7/2015 đến 14/9/2015. Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả trước 23/9/2015.

Nội dung lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) gồm toàn bộ dự thảo, trọng tâm là những vấn đề như: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn...

Người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản; hoặc tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác. Ý kiến của nhân dân góp ý vào dự thảo gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tư pháp.

Thủ tướng chỉ đạo các ý kiến góp ý của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 10 diễn ra vào tháng 10 tới.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa nhấn mạnh: Trong kế hoạch lấy ý kiến đã xác định rõ các đối tượng, hình thức lấy ý kiến linh hoạt, đa dạng, không “cứng” để người dân tham gia. Trong thời gian lấy ý kiến, cũng xác định rõ cơ quan, đầu mối chịu trách nhiệm như ở các bộ, ngành thì giao cho Vụ Pháp chế, còn các địa phương là Sở Tư pháp. Nếu có vướng mắc về kinh phí thì báo cáo Bộ Tài chính, Sở Tài chính; hướng dẫn nghiệp vụ thì Bộ Tư pháp.

H.G

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm