Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Cấm tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến Cơ quan Thanh tra Chính phủ

Lê Phương

Thứ năm, 15/12/2022 - 11:35

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy vừa ký Quyết định số 473/QĐ- TTCP ban hành Quy chế Văn hóa công sở của Thanh tra Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành thay thế Quyết định số 1133/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Cấm sử dụng thời giờ làm việc của cơ quan để làm việc riêng

Quy chế này quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống và việc bài trí công sở, sử dụng thời giờ làm việc, trang phục, tiếp khách của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Thanh tra Chính phủ.

Quy chế góp phần xây dựng môi trường văn hóa công sở đảm bảo trang nghiêm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Cơ quan Thanh tra Chính phủ; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Tăng cường đạo đức, văn hóa giao tiếp với nhân dân, giao tiếp trên mạng xã hội; tạo hình ảnh tốt đẹp về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cục, vụ, đơn vị, đảng viên trong thực hiện văn hóa công sở; làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội, cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Có 11 nhóm hành vi bị cấm gồm sử dụng thời giờ làm việc của cơ quan để làm việc riêng; sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện của cơ quan, đơn vị để phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc cho các hoạt động không thuộc nhiệm vụ, công vụ.

Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến Cơ quan Thanh tra Chính phủ dưới mọi hình thức khi chưa được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho phép; sử dụng mạng xã hội để chia sẻ, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ, hình ảnh của cơ quan, đơn vị.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân, danh nghĩa của cơ quan Thanh tra Chính phủ để gây ảnh hưởng hoặc giải quyết công việc nhằm trục lợi cho cá nhân, gia đình hoặc người thân (như vay, mượn, hứa hẹn chạy việc, chạy dự án, đề án...), chiếm dụng tiền hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách, gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu hoặc nhận giải quyết công việc bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc trái quy định để trục lợi cá nhân; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, vướng mắc của tổ chức và người dân.

Nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức giao lưu, ăn uống với đối tượng liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các công tác khác không đúng quy định.

Phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người khác dưới mọi hình thức.

Sa vào các tệ nạn xã hội; thờ cúng trong phòng làm việc và các hoạt động mê tín dị đoan; sử dụng chất kích thích; hút thuốc lá trong khuôn viên cơ quan; tụ tập ăn, uống rượu, bia trong giờ hành chính; uống rượu, bia trong thời gian nghỉ trưa của ngày làm việc theo quy định.

Quảng cáo thương mại, mua bán hàng hóa, các hoạt động giao dịch kinh tế khác trong cơ quan.

Mang chất dễ cháy, chất độc, chất nổ, chất gây mùi xú uế vào trong trụ sở cơ quan, phòng làm việc.

Ăn mặc không phù hợp, phản cảm, sử dụng lời nói thô tục.

Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

Về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và đạo đức, lối sốnquy chế quy định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuyệt đối trung thành với Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân.

Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; có ý thức kỷ luật; sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; đề cao trách nhiệm nêu gương của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; không lợi dụng vị trí công tác, gây ảnh hưởng hoặc tác động để tạo điều kiện cho người thân không đúng quy định.

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gương mẫu thực hiện xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín thấp theo quy định của Đảng, pháp luật nhà nước.

Đối với chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, Điều 6 Quy chế quy định, trong giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra, với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các quy định của Thanh tra Chính phủ về giao tiếp ứng xử trong công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định của Đảng, Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị.

Đối với cấp trên, phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên, không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

Đối với đồng nghiệp, phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh lộn nơi cơ quan, công sở. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không cơ hội, ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.

Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; nghiêm cấm có các hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm