Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kinh tế thị trường Việt Nam: “Khoảng cách từ miệng đến tay còn xa vời lắm”

Hương Giang

Thứ tư, 29/07/2020 - 21:53

(Thanh tra) - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ở Việt Nam, để xóa được khoảng cách từ văn bản chính sách đến hành động người ta phải dùng đến "nhất tiền tệ, nhì quan hệ”…

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: TN

Ngày 29/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Toạ đàm “Đối thoại chính sách về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam”.

Buổi tọa đàm đã phân tích các chiều kích phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác dựa trên bộ chỉ số Economic Freedom of the World - EFW do Fraser Institute của Canada xây dựng.

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, làm sao có kinh tế thị trường?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam còn nhiều vấn đề.

Bà Lan cho hay, rất nhiều văn bản, nghị quyết về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được ban hành, lời hay ý đẹp không thiếu.

“Nhưng khoảng cách từ miệng đến tay còn xa vời lắm. Ở đây miệng là thể chế, chủ trương, chính sách, còn tay là khâu thực hiện. Khoảng cách đó được xoá bằng "nhất tiền tệ, nhì quan hệ”, nghĩa là những người muốn có chính sách tốt thì người có tiền và quan hệ”, bà Chi Lan phát biểu.

Dẫn ra các biện pháp trong các Nghị quyết 19, 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, theo bà Chi Lan, các biện pháp đều rất tốt, tinh thần là “tháo gỡ rào cản”, nhưng bao năm vẫn loay hoay “tháo gỡ rào cản”. Trong khi đó, trên thế giới, nhiều quốc gia đã chuyển đổi sang giai đoạn quản trị để thuận lợi hoá môi trường đầu tư.

Cũng theo bà Chi Lan, cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam gồm có: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI và khối tư nhân. Nhưng trong cơ cấu GDP hiện nay thì doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI đóng góp phần lớn, còn khu vực tư nhân chưa đến 10%.

“Một nền kinh tế thị trường mà khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP thì làm sao chúng ta có nền kinh tế thị trường thực sự”, bà Chi Lan nhận định.

Bà Chi Lan cho rằng, sau 30 năm đổi mới, muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao cần một cuộc cải cách lần thứ hai thay cho những cải cách trên giấy tờ.

“Đây là khát vọng chính đáng, hiện Việt Nam có nguồn lực để thực hiện khát vọng này nhưng cần phân bổ lại các nguồn lực, một cách hợp lý và hiệu quả thì kết quả sẽ khác hơn”, bà Chi Lan kết lại phần phát biểu của mình.

Không có khâu đột phá chúng ta sẽ mãi loay hoay

Còn TS Lê Đăng Doanh cho hay, hiện có khoảng 90 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nhưng Mỹ và Liên minh Châu Âu vẫn chưa công nhận.

TS Lê Đăng Doanh. Ảnh: TN

Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ có nhiều lợi thế về xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ…

“Sắp tới, cần phải kiên trì và nỗ lực chuyển sang kinh tế thị trường”, ông Doanh nói và đề cập đến nhiều loại thị trường cần phải đẩy mạnh, trong đó có thị trường đất đai.

“Đất đai của chúng ta thuộc sở hữu toàn dân thì vấn đề định giá, trao đổi thế nào? Đây là thị trường cực kỳ quan trọng nhưng kinh tế thị trường ở lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn”, ông Doanh nhận định.

Cạnh đó, ông Doanh cho rằng, trong kinh tế thị trường điều quan trọng là trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước khi ra quyết định hành chính, chi tiêu ngân sách.

“Điều này trong tầm tay! Nếu chúng ta muốn thì thực hiện công khai minh bạch, thấy cho trách nhiệm giải trình nhất là liên quan đến chi tiêu ngân sách”, TS Lê Đăng Doanh nói và dẫn câu chuyện có một huyện ở Thanh Hóa nợ tiền tiếp khách tới 50 tỷ mà hiện không biết đã đi đến đâu, giải quyết thế nào?

Nhắc đến đại dịch COVID -19, theo ông Doanh, thì đây cũng là một động lực để Việt Nam cải cách, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thị trường.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì nhấn mạnh, nền kinh tế thị trường không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng nếu không có kinh tế thị trường thì chúng ta thất bại!

“Phải tìm được khâu đột phá vì không có khâu đột phá thì chúng ta cứ mãi loay hoay", TS Nguyễn Đình Cung nêu.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, để xây dựng nền kinh tế thị trường Việt cần chú ý nhận diện được các đặc điểm của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước và xây dựng các giải pháp cải cách gắn với các con số cụ thể thay vì chỉ dừng lại ở cấp độ lý luận.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm