Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 14/11/2024 - 11:21
(Thanh tra) - Ngày 14/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội nghị tự đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước – Những vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng”, do ThS Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm.
ThS Lê Thị Thúy trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Xung đột lợi ích trong hoạt động doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khá phổ biến
Trình bày kết quả nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh: Xung đột lợi ích trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua.
Trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, tại một số ngân hàng thương mại có tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, thành lập công ty “sân sau”, cho vay vượt quá khả năng nguồn vốn cả về khối lượng và cơ cấu thời hạn; bên cạnh đó, một số cán bộ ngân hàng giữ vai trò chủ chốt cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch trái pháp luật nhằm tham nhũng, chiếm đoạt tài sản ngân hàng.
Điều này khiến cho tình hình nợ xấu và vấn đề thanh khoản tại các ngân hàng trở nên căng thẳng. Vấn đề trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như việc quản trị ngân hàng yếu kém, nhiều khoản vay dựa vào “quan hệ”, nhiều loại giao dịch trái pháp luật, phi lợi ích ngân hàng...
Tuy nhiên, một trong những lý do có thể kể đến, đó là việc ngăn chặn và triệt tiêu các giao dịch trái pháp luật của người có liên quan tại các ngân hàng thương mại hay nói cách khác là việc kiểm soát xung đột lợi ích trong các ngân hàng thương mại, chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả.
Trong lĩnh vực chứng khoán, chủ nhiệm đề tài cho biết, vụ án Trịnh Văn Quyết bị khởi tố về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" vào tháng 3/2022, vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, xảy ra vào tháng 4/2022 là những ví đụ điển hình về hành vi vi phạm quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong các công ty đại chúng.
Trong hoạt động của tổ chức xã hội, vụ việc “lùm xùm” khiến dư luận dậy sóng xảy ra vào năm 2018 với những biểu hiện mù mờ trong điều hành, thiếu minh bạch thông tin của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong tổ chức nhân sự cũng cho thấy những yếu kém trong kiểm soát xung đột lợi ích tại các tổ chức này.
ThS Lê Thị Thúy cho biết, từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nói chung, trong một số ngành, lĩnh vực, hoạt động cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
“Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”, chủ nhiệm nói.
Công khai, minh bạch các thông tin về tài chính
Theo chủ nhiệm đề tài, xung đột lợi ích không được nhận diện và kiểm soát một cách phù hợp có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Hậu quả của tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước hết sức nghiêm trọng, có thể nhìn thấy rõ và tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Đó là những thiệt hại trực tiếp đến tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp/tổ chức; thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông (trong công ty đại chúng), của khách hàng gửi tiền (trong tổ chức tín dụng (TCTD), tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của đông đảo người dân (trong tổ chức xã hội hoạt động từ thiện); thiệt hại đến các chủ thể có liên quan như nhân viên của doanh nghiệp/tổ chức, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp/tổ chức.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Những hậu quả này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải thiết lập cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước một cách phù hợp.
Đề tài đã đưa ra cá biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích trong các công ty đại chúng, TCTD, tổ chức xã hội hoạt động từ thiện.
Theo đó, việc kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng, đề tài đưa ra các biện pháp kiểm soát bằng cơ chế thông qua quyết định của công ty hay kiểm soát thông qua chế độ công khai hóa thông tin liên quan đến các giao dịch của công ty. Cùng với đó là quy định về tư cách và nghĩa vụ của người quản lý trong công ty khi giao kết và thực hiện giao dịch; quy định về quyền của cổ đông;
Ngoài ra, cần kiểm toán độc lập và kiểm soát nội bộ đối với các giao dịch để tránh xung đột lợi ích dẫn đến tư lợi; xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện giao dịch có xung đột lợi ích - là biện pháp kiểm soát quan trọng cần được quan tâm thực hiện để bảo đảm tính răn đe.
Về biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích trong các TCTD, bên cạnh những điểm tương đồng với công ty đại chúng, các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích trong TCTD cũng có những điểm khác biệt phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của TCTD như: Quy định tiêu chuẩn của người quản lý, điều hành trong TCTD; quy định ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo; công khai, minh bạch các thông tin tài chính, kinh doanh của TCTD, đặc biệt là các thông tin về cấp tín dụng cho người có liên quan; kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập đối với hoạt động cấp tín dụng của TCTD; giám sát, kiểm tra, thanh tra, của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động cấp tín dụng của TCTD.
Đối với kiểm soát xung đột lợi ích trong tổ chức xã hội hoạt động từ thiện, đề tài đề xuất tập trung một số biện pháp kiểm soát chủ yếu như quy định tiêu chuẩn của người quản lý, điều hành trong tổ chức xã hội hoạt động từ thiện; quy định cụ thể chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ của tổ chức xã hội hoạt động từ thiện; công khai, minh bạch các thông tin về quản lý và sử dụng kinh phí quỹ, đặc biệt là các hoạt động cho mục đích từ thiện.
Hội đồng đánh giá, đề tài có tính cấp thiết trong bối cảnh mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư; kết cấu, nội dung rõ ràng; đề tài cũng đã giải quyết được nội dung, mục tiêu nghiên cứu.
Góp ý cụ thể, Hội đồng đề nghị, đề tài cần khoanh lại 3 nhóm chủ thể theo Luật Phòng chống tham nhũng là phù hợp; cần bổ sung số lượng các TCTD; đánh giá việc các TCTD nào đã ban hành quy chế kiểm soát xung đột lợi ích; cần bổ sung thêm đặc điểm của kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước….
Hội đồng đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương