Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 30/12/2022 - 22:09
(Thanh tra) - Là giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra trong thực tiễn được TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đưa ra tại hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra” được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao, có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo TS Nguyễn Quốc Văn, kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, nguy cơ và thực trạng tham nhũng, tha hóa của quyền thanh tra là hiện rõ. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát quyền lực thanh tra, kiểm soát việc thực thi quyền lực của thiết chế có chức năng kiểm soát quyền lực của các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thiết chế xã hội và người dân tỏ ra chưa hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp; chưa đồng bộ và thống nhất; còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do quy định của Hiến pháp, pháp luật còn nhiều bất cập.
Mặt khác, do tập quán văn hóa, nhận thức của người dân và các chủ thể có liên quan đến hoạt động thanh tra còn nhiều hạn chế; do tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chủ thể thuộc hệ thống hành chính Nhà nước và thanh tra Nhà nước chưa thực sự bảo đảm.
Hoạt động kiểm soát tự thân của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước và hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước chưa bảo đảm tính khách quan, minh bạch, kịp thời, hiệu lực hiệu quả do các thiết chế, chủ thể kiểm soát không độc lập với đối tượng bị kiểm soát.
Trên cở sở đó, đề tài đã đề xuất và phân tích hệ thống các quan điểm, giải pháp chính trị, pháp lý, tổ chức, bao gồm các giải pháp chiến lược và giải pháp trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý các biểu hiện tha hóa quyền lực, bảo đảm quyền lực trong hoạt động thanh tra được thực hiện trong giới hạn của Hiến pháp, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.
Về các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền thanh tra, chủ nhiệm đề tài cho rằng, cần quy định mới nhằm nâng cao tính độc lập, tính chịu trách nhiệm và tăng cường năng lực cho các chủ thể làm công tác chuyên trách về giám sát hoạt động thanh tra.
Nghiên cứu, sửa đổi các văn vản pháp luật có liên quan nhằm phân định rõ chức năng “quản lý Nhà nước” và chức năng “tiến hành thanh tra”; về bí mật Nhà nước của ngành Thanh tra…
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra trong thực tiễn, Ban Chủ nhiệm đề xuất cần đẩy mạnh phân quyền trong hoạt động thanh tra của Cơ quan Thanh tra Chính phủ và thanh tra bộ, ngành, địa phương nhằm khắc phục nguy cơ tập trung quyền lực trong hoạt động thanh tra vào thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước, người ra quyết định thanh tra dẫn đến khả năng lạm quyền.
Tăng cường kiểm soát toàn diện việc thực thi quyền thanh tra trước, trong và sau quá trình thanh tra nhằm phòng, chống xung đột lợi ích, tham nhũng, tiêu cực.
Các cơ quan thanh tra Nhà nước cần giảm thiểu thanh tra trực tiếp, tăng cường thanh tra trách nhiệm. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh tra, kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tha hóa quyền lực thanh tra.
Nâng cao năng lực của cơ quan và cán bộ, công chức làm công tác giám sát hoạt động của đoàn thanh tra và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, đạo đức liêm chính cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động thanh tra; tuân thủ nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ trong hoạt động thanh tra
Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động thanh tra
Ngoài ra cần phát huy vai trò của các chủ thể xã hội trong kiểm soát quyền thanh tra.
Tại Cơ quan Thanh tra Chính phủ, thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên của Thanh tra Chính phủ cần thực hiện tốt chủ trương của Ban Cán sự Đảng đối với việc bố trí cán bộ tham gia đoàn thanh tra và thực hiện điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng tránh tình trạng cát cứ, lợi ích nhóm, phòng ngừa xung đột lợi ích trong công tác thanh tra.
Đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng Nghiệm thu khẳng định: Đây là đề tài có tính thời sự, cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nội dung nghiên cứu đầy đủ, thông tin, dữ liệu phong phú, sử dụng nguồn tài liệu đáng tin cậy. Đề tài đã đưa ra những định hướng quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý quyền lực trong hoạt động thanh tra.
Các giải pháp có tính mới, có thể phục vụ ngay trong việc xây dựng các văn bản, nhất là cụ thể hóa Luật Thanh tra năm 2022. Đồng thời phục vụ thiết thực cho việc kiểm soát hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Các giải pháp đảm vào tính đồng bộ, bao gồm hoàn thiện pháp luật, đổi mới nâng cao việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, phòng chống tham nhũng tiêu cực. Các kiến nghị có thể vận dụng ngay trong thực tiễn hoạt động thanh tra, cũng như hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức đối với các chủ thể thực hiện quyền thanh tra.
Với kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương