Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 04/01/2022 - 21:52
(Thanh tra)- Là đề tài khoa học cấp bộ do TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm vừa được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ thống nhất nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
Toàn cảnh hội nghị nghiệm thu. Ảnh: TH
Theo TS. Phạm Thị Huệ, trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vừa là chủ thể tham gia kinh doanh, là lực lượng trực tiếp tạo cơ sở vật chất cho xã hội, vừa là lực lượng nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Mặc dù có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, chính trị, tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của DNNN còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt, tham nhũng đã tập trung ở các ngành, lĩnh vực trọng điểm như xây dựng, ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải…
Thực tế, tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa doanh nghiệp với cán bộ có chức có quyền đề giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp “sân sau” vẫn là những vấn đề nóng, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của môi trường đầu tư, kinh doanh, gây bức xúc dư luận xã hội.
Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong DNNN đã trở thành vấn đề cần thiết đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói riêng và ổn định xã hội nói chung. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện kiểm soát nội bộ, đề cao vai trò, trách nhiệm PCTN trong khu vực này.
Với mục tiêu nghiên cứu là đề xuất những giải pháp, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn kiểm soát nội bộ DNNN nhằm nâng cao hiệu quả PCTN. Đề tài triển khai thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN; Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN; Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN.
Tại hội nghị, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, nhấn mạnh, nội dung nghiên cứu bám sát mục tiêu và nhiệm vụ theo thuyết minh được phê duyệt. Đề tài đã luận giải những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong DNNN; đồng thời đã đánh giá một số nét cơ bản về kiểm soát nội bộ trong DNNN như khái quát tình hình, cơ sở chính trị, pháp luật, thực trạng thực hiện kiểm soát nội bộ trong DNNN; đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong DNNN nhằm PCTN, phân tích và đưa ra được quan điểm, giải pháp để thiết lập kiểm soát nội bộ.
Đề tài cần hoàn thiện thêm một số nội dung như: Thể hiện các thuật ngữ đơn giản hơn để phân tích một số vấn đề cho dễ hiểu. Cần phân tích làm rõ được kiểm soát nội bộ là kiểm soát cái gì? Kiểm soát bằng phương thức nào đối với mỗi nội dung chịu sự kiểm soát.
TS. Tăng Thị Thiệm, Vụ kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Nghiệm thu cho rằng, đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về thiết lập và thực hiện kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm PCTN tại Việt Nam; đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN.
Tuy nhiên, đề tài cần chú trọng đánh giá vai trò của hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ trong việc PCTN. Cần bổ sung nguyên nhân của việc kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả trong DNNN thời gian qua.
Về giải pháp, cần bổ sung các giải pháp để nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài có tính cấp thiết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Đề tài đã làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu cơ bản về lý luận, thực trạng, giải pháp.
Tại Chương 1 cơ cấu các mục chưa phù hợp, một số tiêu đề mục lớn chưa phù hợp với tiêu đề mục nhỏ. Chương 2 mục 2.3 đề tài đánh giá 3 nội dung nhưng tại Chương 1 mục 1.2.2 đề tài phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ có 5 thành phần nên cần cơ cấu lại cho phù hợp, logic.
Trên cơ sở các ý kiến đánh giá của Hội đồng Nghiệm thu, TS. Đinh Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao sản phẩm nghiên cứu của đề tài, đề tài có một số nội dung hay, thiết thực.
Các vấn đề nêu ra được tiếp cận, phân tích, lý giải khá cặn kẽ và chứng minh cụ thể. Đề tài đã đưa những vụ việc cụ thể khi phân tích và chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm cần sửa đổi một số nội dung sau: Một số nội dung còn chưa hợp lý cần sắp xếp lại; khái niệm “kiểm soát nội bộ” chưa thực sự rõ ràng trong một số nội dung nghiên cứu.
Chủ tịch Hội đồng đề nghị chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng và hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Hội đồng thống nhất nghiệm thu đề tài với kết quả đạt loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà