Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả Pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng (22)

Thứ ba, 06/04/2021 - 06:35

(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ.

Ảnh minh họa: Internet

Điều 18.2.NĐ.2.20. Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai

(Điều 20 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)

1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.2.21. Xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Đề mục Phòng, chống tham nhũng).

Tiểu mục 4

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP

Điều 18.2.LQ.52. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 52 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm thông tin về bản kê khai, Kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật này.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ.

Điều 18.2.LQ.53. Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 53 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp;

d) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

đ) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;

b) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai cung cấp trong phạm vi quản lý của mình;

c) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;

d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việc quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo thẩm quyền.

Điều 18.2.LQ.54. Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 54 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được bảo mật, bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài và khai thác có hiệu quả.

2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này.

Yêu cầu cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được thực hiện bằng văn bản. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ lý do, mục đích sử dụng và phạm vi, nội dung, thông tin, dữ liệu phải cung cấp.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 18.2.NĐ.2.17. Nguyên tắc bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 17 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)

1. Thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia vị kiểm soát tài sản, thu nhập phải được lưu trữ đầy đủ, chính xác; khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; bảo đảm yêu cầu của việc kiểm soát tài sản, thu nhập, công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý cán bộ.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn theo quy định của pháp luật; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin; bảo đảm sự tương thích, an toàn, thông suốt trong toàn hệ thống các cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Điều 18.2.NĐ.2.18. Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 18 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

b) Tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

d) Thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng để bảo đảm khả năng khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu;

d) Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng để bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập hoạt động thường xuyên, ổn định.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Điều 18.2.NĐ.2.19. Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập

(Điều 19 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)

1. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại các điểm d, c, g, h và i khoản 1 Điều 42 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

4. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người chịu sự kiểm soát của nhiều Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện theo Quy chế phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.LQ.42. Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập của Đề mục Phòng, chống tham nhũng; Điều 18.2.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh của Đề mục Phòng, chống tham nhũng).

Chương III

PHÁT HIỆN THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Mục 1

CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 18.2.LQ.55. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

(Điều 55 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 18.2.LQ.56. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Điều 56 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

(Còn nữa)

Hồng Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm