Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ hành chính công Ban Dân tộc năm 2021

Hạ Vy

Thứ năm, 18/11/2021 - 22:36

(Thanh tra) - Qua kết quả khảo sát, nhìn chung các tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Ban Dân tộc đều có mức độ hài lòng cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: http://www.cema.gov.vn/Lê Phương - Báo Dân tộc và Phát triển

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng phục vụ đối với hoạt động hành chính công của Ban Dân tộc năm 2021. Theo đó, tổng số phiếu khảo sát phát hành là 107 phiếu; trong đó có UBND 13 huyện, thành phố, 06 phòng dân tộc, 85 xã, phường, thị trấn và 03 sở, ban, ngành có liên quan. Tính đến ngày báo cáo, tổng số phiếu được trả lời gửi về Ban Dân tộc là 25 phiếu (đạt 23,36% tổng số phiếu ban hành).

Trong số 25 phiếu khảo sát gửi về Ban Dân tộc, số phiếu khảo sát trả lời có mức độ hài lòng chung: Rất hài lòng 9/25 (đạt 36%); hài lòng 7/9 (đạt 64%); không có phiếu không hài lòng.

Qua kết quả khảo sát, nhìn chung các tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Ban Dân tộc đều có mức độ hài lòng cao. Số lượng TTHC của cơ quan ít nên đều biết rõ thời gian, quy trình, thủ tục của từng loại TTHC. Tỷ lệ phiếu đánh giá giá mức độ rất hài lòng đã tăng hơn so với năm 2020 (năm 2021 là 36%; năm 2020 là 22,22%).

Qua khảo sát, Ban Dân tộc tỉnh đưa ra một số kiến nghị, đề xuất, cụ thể: Phòng Chính sách Dân tộc, trên 25 phiếu đánh giá có 01/25 phiếu đề nghị cần tăng thời gian giải quyết TTHC ở cấp xã lên 10 ngày; cấp huyện lên 7 ngày; có 02/25 phiếu đánh giá quy trình, thủ tục giải quyết TTHC còn phức tạp, cần cải tiến; các phiếu còn lại đều đánh giá tốt, đảm bảo quy định. Đề nghị phòng chuyên môn ghi nhận và tiếp tục theo dõi, nghiên cứu xây dựng kế hoạch rà soát, đơn giản TTHC. Đồng thời, hàng năm chủ động ban hành sớm văn bản hướng dẫn thực hiện TTHC để địa phương các cấp có nhiều thời gian triển khai, tổng hợp, trình hồ sơ đảm bảo thời gian quy định và quan tâm thực hiện triển khai nộp hồ sơ trực tuyến đối với các dịch vụ công mức độ 4 đã được phê duyệt và kiểm thử vận hành đạt yêu cầu.

Văn phòng phối hợp với phòng chuyên môn triển khai kiểm thử dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công Chính phủ để đưa vào sử dụng thực tế tại cơ quan.

Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tăng cường mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng: Cán bộ, nhân dân cấp xã, huyện, cấp tỉnh trong thực hiện nộp hồ sơ (mức độ 3, 4) và thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường hành chính điện tử; tập huấn, tuyên truyền người dân trong thay đổi thói quen nộp hồ sơ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Trước đó, ngày 19/7/2012, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 2337/QĐ-UBND quy định về việc khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân và doanh nghiệp đối với dịch vụ hành chính công.

Ngày 09/8/2021, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam có Kế hoạch số 520/KH-BDT về khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam năm 2021.

 Hạn chế

Số phiếu khảo sát phát hành trong năm 2021 là 107 phiếu, tăng 85 phiếu so với số phiếu phát hành trong năm 2020 nhằm tham chiếu thêm ý kiến đánh giá ở cấp cơ sở (các xã, phường, thị trấn có liên quan đến giải quyết TTHC). Tuy nhiên, số phiếu các địa phương này gửi về tổng hợp không nhiều. Chủ yếu các phiếu từ đơn vị phòng dân tộc, UBND các huyện miền núi và sở, ngành liên quan.

Cán bộ kiêm nhiệm công tác dân tộc cấp cơ sở (cấp xã) và bộ máy phòng dân tộc các huyện miền núi ở một số địa phương có nhiều thay đổi, kiện toàn về bộ máy nhân sự nên việc tiếp cận, tham gia quy trình giải quyết các TTHC lĩnh vực công tác dân tộc còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm