Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 26/12/2022 - 17:47
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông năm 2023. Dự kiến sẽ kiểm tra 150 văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông được gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Mục đích
Thông qua hoạt động tự kiểm tra, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền để kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý, xử lý theo thẩm quyền những văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm việc tổ chức thực hiện kiểm tra văn bản hiệu quả, đúng quy định.
- Xác định các công việc cụ thể cần tiến hành, thời hạn hoàn thành và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Tự kiểm tra văn bản
- Đối tượng kiểm tra: các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trong năm 2023.
- Dự kiến số lượng: 25 - 40 văn bản.
- Thời gian: cả năm.
2. Kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra với các văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông được gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Dự kiến số lượng: 150 văn bản.
- Thời gian: cả năm.
3. Kiểm tra theo chuyên đề
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra với các văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; văn bản QPPL do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông được gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến lĩnh vực báo chí được ban hành trong giai đoạn 2019-2022.
- Dự kiến số lượng: 50-100 văn bản.
- Thời gian: cả năm
4. Tổ chức hội nghị tập huấn công tác kiểm tra văn bản QPPL
- Nội dung: tập huấn nghiệp vụ kiểm tra văn bản QPPL, văn bản QPPL trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Đối tượng: các cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: Quý II-IV.
Kinh phí triển khai thực hiện được bảo đảm bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việc sử dụng kinh phí triển khai Kế hoạch phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu tài chính và các quy định hiện hành.
1. Vụ Pháp chế chủ trì thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung của Kế hoạch; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ chủ trì xây dựng và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí bảo đảm triển khai khai đúng tiến độ.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp thực hiện đối với những nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Uyên Uyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý