Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 02/11/2022 - 17:28
(Thanh tra) - UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành đã ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn.
Hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật về vệ sinh môi trường trong tập quán tang ma vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận năm 2022. Ảnh: https://bandantoc.ninhthuan.gov.vn/
Mục đích của kế hoạch là thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Kiểm tra, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình ở các cấp, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện.
Đối tượng là chủ chương trình, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, chủ đầu tư các dự án, hoạt động thuộc chương trình (được hiểu như giải thích từ ngữ tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc). Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình.
Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025. Định kỳ 6 tháng, hàng năm; đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc giai đoạn 5 năm, đánh giá tác động; đột xuất (khi cần thiết).
Trách nhiệm và nội dung theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 71, Điều 72, Điều 73 của Luật Đầu tư công; Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 49 Nghị định số 29/2021/NĐ- CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; Điều 30, Điều 31, Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Thông tư số 01/2022/TT-UBDT.
Quy trình theo dõi, đánh giá chương trình
Theo dõi chương trình
Đơn vị thực hiện chương trình: Thu thập thông tin, số liệu, tiến độ về quá trình đầu tư, kết quả dự án và các hoạt động được giao thực hiện 03 tháng 1 lần; báo cáo năm, báo cáo kết thúc dự án, hoạt động được gửi cho UBND cấp xã (qua ban quản lý xã) nơi thực hiện dự án, hoạt động; UBND cấp xã ký xác thực báo cáo của chủ đầu tư trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 01 năm sau và gửi báo cáo kết thúc dự án, hoạt động đã được UBND cấp xã ký xác thực cho chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đầu tư; đơn vị thực hiện cập nhật số liệu, lập báo cáo hàng năm và báo cáo kết thúc dự án, hoạt động theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02 và theo yêu cầu của chủ đầu tư về nội dung dự án, hoạt động được phê duyệt; việc cập nhật số liệu, chế độ báo cáo là tiêu chí để đơn vị thực hiện hoàn thành các thủ tục giải ngân, thanh toán, quyết toán dự án, hoạt động với chủ đầu tư.
Cấp xã: UBND cấp xã (ban quản lý xã) thu thập, tổng hợp thông tin về các dự án, hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư và do các đơn vị thực hiện triển khai trên địa bàn xã theo biểu mẫu, gửi UBND cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Cấp huyện: Chủ đầu tư ở cấp huyện tổng hợp thông tin hàng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện theo các mẫu gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 01 năm sau; chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình hằng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn huyện gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, UBND cấp huyện (qua phòng dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 1 năm sau; UBND cấp huyện (phòng dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện chương trình hằng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn gửi Ban Dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm trước ngày 05 tháng 02 năm sau.
Cấp tỉnh: Chủ đầu tư cấp tỉnh tổng hợp thông tin hàng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo mẫu gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 01 năm sau; chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của chương trình hàng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn tỉnh gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp Trung ương, Ban Dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau; UBND tỉnh (Ban Dân tộc) tổng hợp thông tin từ cấp huyện và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, lập báo cáo kết quả thực hiện chương trình hàng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) trước ngày 25 tháng 9 năm thực hiện; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau.
Các thông tin, số liệu, báo cáo kết quả thực hiện chương trình ở cấp xã được chia sẻ giữa cơ quan đầu mối nhận báo cáo ở cấp huyện với các cơ quan, đơn vị liên quan cùng cấp, không yêu cầu cấp xã phải gửi nhiều báo cáo cho nhiều cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên.
Cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp cập nhật số liệu, báo cáo kết quả thực hiện chương trình đột xuất hoặc theo chủ đề theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Đánh giá chương trình
Cấp xã: UBND cấp xã (đầu mối là ban quản lý xã) thu thập, tổng hợp thông tin về các dự án, hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư và do các đơn vị thực hiện triển khai trên địa bàn xã theo các biểu mẫu tương ứng gửi UBND cấp huyện (qua phòng dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện).
Cấp huyện: (i) Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn huyện theo mẫu gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, UBND cấp huyện (qua phòng dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện); (ii) Phòng dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện, lập báo cáo đánh giá thực hiện chương trình cấp huyện theo mẫu, trình UBND cấp huyện ký duyệt, gửi về Ban Dân tộc; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối.
Cấp tỉnh: (i) Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh theo mẫu gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp Trung ương, Ban Dân tộc; (ii) Ban Dân tộc tổng hợp thông tin từ cấp huyện và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, lập báo cáo đánh giá thực hiện chương trình cấp tỉnh theo mẫu, trình UBND cấp tỉnh ký duyệt, gửi về Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình); đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối.
Thời hạn báo cáo đánh giá
Thời hạn báo cáo đánh giá thực hiện chương trình của các cơ quan cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp đánh giá đột xuất thực hiện Chương trình theo yêu cầu cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết” theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc.
Quy trình kiểm tra chương trình
Lập kế hoạch kiểm tra chương trình: (i) Cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung kiểm tra thực hiện chương trình; ban hành kế hoạch kiểm tra; thông báo kế hoạch kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra; (ii) Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phân công trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
Tiến hành kiểm tra chương trình: Đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra theo kế hoạch. Thu thập các văn bản, hướng dẫn, báo cáo của địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện chương trình. Tham vấn cán bộ các cấp; khảo sát thực tế ở xã và thôn về các nội dung kiểm tra; đối thoại, tham vấn người dân hưởng lợi về mức độ tham gia và hưởng lợi trong quá trình thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.
Báo cáo kiểm tra chương trình: Đoàn kiểm tra gửi báo cáo kiểm tra trong vòng mười (10) ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.
Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp kiểm tra thực hiện chương trình định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Giám sát đầu tư của cộng đồng
Quyền, nội dung, tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án, hoạt động thuộc chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Luật Đầu tư công; Điều 85, Điều 86 và Điều 87 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; Điều 33 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, các quy định liên quan và quy định trong Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc.
UBND cấp xã (ban quản lý xã) phối hợp với ban giám sát đầu tư của cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, các thôn, tổ chức tham vấn cộng đồng và hộ gia đình, người dân hưởng lợi để rà soát, xác thực các thông tin, số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện về dự án, hoạt động cụ thể triển khai trên địa bàn xã nhằm phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
Hệ thống thông tin quản lý, báo cáo số liệu ứng dụng các giải pháp số hóa của chương trình
Các cơ quan, đơn vị ở các cấp địa phương có trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý, báo cáo số liệu ứng dụng các giải pháp số hóa (báo cáo theo thời gian thực bằng phần mềm ứng dụng trên nền tảng di động), theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc khi hệ thống đi vào hoạt động.
Số liệu cập nhật chính thức lên hệ thống thông tin quản lý, báo cáo số liệu ứng dụng các giải pháp số hóa của chương trình phải được người có thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị phê duyệt, theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
Việc cập nhật số liệu báo cáo tiến độ, giám sát, đánh giá vào hệ thống thông tin quản lý được thực hiện thường xuyên ngay khi có phát sinh về tiến độ, giải ngân và khi hoàn thành dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động và các cuộc giám sát, đánh giá.
Các cơ quan, đơn vị phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm cập nhật số liệu và sử dụng hệ thống thông tin quản lý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó