Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 20/06/2024 - 15:05
(Thanh tra) - Đó là tên đề tài khoa học cấp bộ do ThS Văn Tiến Mai, Phó Cục trưởng Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V), Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đưa ra tại hội thảo góp ý hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Trình bày tóm tắt nội dung đề tài, ThS Văn Tiến Mai cho rằng, xây dựng, hướng dẫn, thực hiện kế hoạch thanh tra và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của cơ quan thanh tra hàng năm.
Đối với công tác hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra là hoạt động thường xuyên hằng năm của cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dưới.
Qua thực tế thực hiện công tác này còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số đơn vị thực hiện việc ban hành kế hoạch thanh tra chưa đúng quy trình, hoạt động kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra cấp dưới thực hiện chưa thường xuyên.
Bên cạnh đó, một số đơn vị triển khai kế hoạch thanh tra còn chậm, còn có cuộc thanh tra thực hiện chưa đúng tiến độ theo kế hoạch thanh tra. Một số kết luận thanh tra chưa làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm để kiến nghị xử lý; việc phát hiện những sơ hở, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý trên các lĩnh vực qua thanh tra còn hạn chế; kiến nghị chưa rõ ràng gây mất nhiều thời gian cho việc khắc phục, không đáp ứng được tính kịp thời của cuộc thanh tra.
Kế hoạch thanh tra còn chồng chéo, trùng lặp, nguyên nhân có việc hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra chưa tốt, chưa thường xuyên. Các cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý chưa quan tâm đến việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, thực tế rất ít cơ quan thanh tra cấp trên thực hiện việc kiểm tra các cơ quan thanh tra cấp dưới về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm. Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội ban hành ngày 14/11/2022 có nhiều điểm mới về xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra.
Để làm rõ những vấn đề pháp lý về kế hoạch thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2022, khắc phục các hạn chế thực hiện hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thanh tra, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực việc hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra đòi hỏi phải nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến nội dung này, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra trong giai đoạn hiện nay.
Theo chủ nhiệm đề tài, mục tiêu nghiên cứu là đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; đề xuất các giải pháp hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
Đề tài triển khai 3 nội dung: Một số vấn đề lý luận chung về hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra; thực trạng hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra; quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng việc hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra.
Cho ý kiến tại hội thảo, ThS Lê Văn Đức, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, tên của các đề mục tại các chương từ chương 1 đến chương 3 cần thêm từ “và” để cho đúng với tên của đề tài được phê duyệt là: “Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra”; đổi tên chương 1 thành những vấn đề lý luận chung về hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; bổ sung nội dung hậu quả pháp lý của việc kiểm tra; cần cụ thể thêm nội dung những yếu tố ảnh hưởng đến hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, như thẩm quyền của chủ thể hướng dẫn, kiểm tra; vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra... Chương 2 và chương 3 bám sát với tên đề tài đã được phê duyệt.
TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra khẳng định, đề cương nghiên cứu của đề tài rất chi tiết, thể hiện sự nghiêm túc trong nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài. Đề tài nên tiếp cận ở phạm vi nghiên cứu rộng hơn, mở theo Luật Thanh tra năm 2022; bổ sung nội dung thẩm quyền, trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; xem xét lại quan điểm cho rằng kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra phải được thực hiện thường xuyên.
ThS Lê Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Thông tin, thư viện, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra gợi ý chủ nhiệm nên chỉnh sửa một số nội dung còn chưa chính xác. Phần 2, chương 1 cần chia nội dung thành hai ý: Nội dung, hình thức và yêu cầu của hoạt động hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; nội dung, hình thức và yêu cầu của hoạt động kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
Phần 3 chương 1 bỏ nội dung vai trò, chỉ nên đề cập tới ý nghĩa của hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra. Tên của phần 1 chương 3 nên là phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
Đánh giá cao nội dung nghiên cứu của đề tài, TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, để đề tài có tính ứng dụng cao hơn, chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa một số nội dung như: Phần mục tiêu chung trình bày gọn lại; chương 1 nên đề cập tới vấn đề thẩm quyền, nội dung, phương thức của hoạt động hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; bổ sung những yếu tố tác động đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động hướng dẫn, kiểm tra; bổ sung giải pháp ứng dụng công nghệ số vào công tác hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh