Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Thống
Thứ sáu, 21/07/2023 - 22:41
(Thanh tra) - Chiều 21/7, tại TP Vinh, Thanh tra tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Triển khai phổ biến, quán triệt Luật Thanh tra năm 2022 và một số văn bản hướng dẫn thi hành.
TS Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ trình bày những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2022. Ảnh: Xuân Thống
Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, gồm 8 chương và 118 điều. Đây là cơ sở pháp lý của quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên tinh thần Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Luật Thanh tra năm 2022 có nhiều điểm mới chi tiết hơn so với Luật Thanh tra năm 2010 như việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm; ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra; việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; việc thành lập thanh tra sở...
Chế định thanh tra nhân dân cũng đã được tách ra khỏi Luật Thanh tra năm 2022 và đã được điều chỉnh chi tiết hơn.
Có thể thấy, khác với Luật Thanh tra 2010 trước đó, khi Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực đi vào thực tiễn thì các quy định về chuẩn bị thanh tra được quy định ngay trong luật để bảo đảm việc tiến hành thanh tra nhanh gọn, theo đúng thời hạn quy định, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế đã tập trung quán triệt, phân tích và nhấn mạnh những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 về sự cần thiết ban hành; quan điểm chỉ đạo xây dựng; bố cục, nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời làm rõ thêm về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; về hoạt động thanh tra; việc xây dựng, ban hành kết luận thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra...
Tại hội nghị, các đại biểu còn được nghe nội dung Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Đồng thời, tham gia trao đổi, thảo luận giải đáp các nội dung vướng mắc liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ quan, đơn vị mình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên