Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến

Thứ tư, 14/08/2024 - 22:28

(Thanh tra) - Ngày 14/8, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến: Thực trạng và giải pháp”, do TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.

TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra trình bày đề cương nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo Chủ nhiệm đề tài, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến là một phần trong nội dung chuyển đổi số quốc gia. Đây cũng là những nội dung được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Chủ nhiệm đề tài cho rằng, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và Nhà nước. “Mọi công dân ngồi tại nhà mà có thể vẫn tham gia khiếu nại, tố cáo trực tuyến thông qua Cổng Quốc gia về khiếu nại, tố cáo như Cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư; đảm bảo được quyền khiếu nại, tố cáo, bí mật được thông tin người tố cáo, tránh bị trả thù, trù dập”,.

Với mục tiêu đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng trực tuyến, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến và đề xuất các giải pháp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến. Nội dung này nghiên cứu một số khái niệm cơ bản như: Tiếp công dân là gì, giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì? Tiếp công dân trực tuyến là gì? Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến là gì?...

Đồng thời, đề xuất các luận cứ khoa học liên quan đến tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo so với tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến để làm rõ tính mới, giá trị khoa học và ứng dụng của đề tài để làm cơ sở đề xuất nội dung nghiên cứu.

Ngoài ra, tại nội dung này cũng nghiên cứu về các kinh nghiệm của quốc tế; vai trò và tác động về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến. Nội dung nghiên cứu thực trạng và hoạt động về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực trạng pháp luật và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nói chung và trong ứng dụng tiếp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

Đánh giá thực trạng pháp luật và hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng phương pháp truyền thống so với thực trạng pháp luật và hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến về những kết quả đạt được, bất cập, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến.

Chương 3: Đề xuất các giải pháp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, tiếp công dân trực tuyến là một giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chứ không phải là một biện pháp.

Theo ông Mai Văn Duẩn, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh, hiện nay chỉ có mô hình tiếp công dân trực tuyến, chứ chưa có giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến.

Do đó, ông Duẩn đề xuất, đề tài cần làm rõ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến là gì; mô hình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến là gì; sự cần thiết của việc tiếp công dân trực tuyến. Đồng thời, đề tài cần có sự so sánh giữa 2 mô hình tiếp công dân truyền thống (trực tiếp) và tiếp công dân trực tuyến.

Bên cạnh đó, đề tài cũng cần đánh giá thực trạng, khó khăn về cơ sở vật chất, con người khi triển khai tiếp công dân trực tuyến.

Theo ông Duẩn, việc tiếp công dân trực tuyến chưa triển khai phổ biến và cũng chưa có quy định tiếp dân trực tuyến. Do đó, tại chương 2 đề tài cần tham khảo kinh nghiệm một số mô hình tiếp công dân trực tuyến các địa phương; sau đó đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp.

Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tiếp công dân trực tuyến, đề tài cần nghiên cứu việc xây dựng mô hình tiếp công dân trực tuyến cụ thể ở tỉnh như thế nào? Huyện như thế nào? Bộ, ngành ra sao? Xây dựng lộ trình thực hiện mô hình đó, sau đó có sự tổng kết, đánh giá, đánh giá ưu, nhược điểm, xây dựng cơ chế và đưa vào quy chuẩn pháp luật.

Theo ông Lê Đức Trung, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, đề tài đang thiếu khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tuyến, nên chương 1 cần bổ sung khái niệm đó; nêu rõ yếu tố tác động dến công tác tiếp công dân; bổ sung thêm sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân.

TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, đề tài cần bổ sung mô hình kinh nghiệm quốc tế về tiếp công dân trực tuyến, có thể nghiên cứu về áp dụng mô hình dịch vụ công của Hàn Quốc; bổ sung khái niệm giải quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo trực tuyến...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm