Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 27/09/2024 - 13:40
(Thanh tra) - Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đã được Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức hội nghị tự đánh giá ngày 27/9.
ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo ban chủ nhiệm đề tài, công tác tiếp công dân là vấn đề được cả xã hội quan tâm, là công tác quan trọng trong các hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song thực tiễn công tác tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
"Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp, tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp tiếp tục gia tăng, phát sinh nhiều điểm nóng gây mất ổn định xã hội. Phần lớn những khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai, mặc dù vậy, công tác tiếp công dân ở các cấp, các ngành trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng tiếp công dân, việc phối kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan Đảng, đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn, đang là rào cản cần sớm có giải pháp khắc phục”, chủ nhiệm đề tài cho hay.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam, đề tài đưa ra các giải pháp đổi mới về hoàn thiện pháp luật và các quy định về tổ chức và hoạt động tiếp công dân (hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân; hoàn thiện các quy định của Đảng về tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân; đổi mới thể chế tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam).
Bên cạnh đó, chủ nhiệm đề tài cũng đề cập đến giải pháp đổi mới về quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân từ Trung ương đến địa phương; đổi mới về hoạt động tiếp công dân tại các cơ quan hành chính Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước.
Ngoài ra, cần phải đổi mới về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; đổi mới về hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; đổi mới về quy trình tiếp công dân của các quan trong Đảng.
Tại hội nghị, TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, với một báo cáo tổng thuật 150 trang thì đây là một sản phẩm dày dặn, đạt được mục tiêu đề ra; nội dung và cách tiếp cận về cơ bản đảm bảo được yêu cầu.
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu, TS Nguyễn Huy Hoàng đề nghị chủ nhiệm đề tài cần làm rõ phạm vi nghiên cứu, đó là nghiên cứu về pháp luật, tổ chức và hoạt động tiếp công dân cả hệ thống chính trị Việt Nam chứ không chỉ là các cơ quan hành chính Nhà nước.
Mục tiêu chung của đề tài cần bỏ mục tiêu hoàn thiện pháp luật tiếp công dân theo hướng đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị. Theo ông Hoàng, mục tiêu chỉ là đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam.
Đối với chương I, đề tài cần nghiên cứu các vấn đề về lý luận về tổ chức và hoạt động như: Khái niệm, vai trò; làm rõ khái niệm đổi mới; các yếu tố tác động đến việc đổi mới. Đối với Chương II, đề tài cần bổ sung và làm rõ thực trạng việc tổ chức tiếp công dân của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin, thư viện, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, tên của các chương cần đầy đủ theo tên đề tài, tức là thêm từ “đổi mới” vào tên của các chương; bổ sung những khái niệm cơ bản về tổ chức và hoạt động tiếp công dân; đặc điểm chung và đặc điểm riêng của công tác tiếp công dân.
Tại mục 1.2 khái quát về tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam cần bổ sung khái niệm và đặc điểm của tiếp công dân của hệ thống chính trị.
Tại mục 1.3 về nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam nên bố cục lại theo hướng đổi mới về tổ chức và đổi mới về hoạt động.
Mục 1.6 điều kiện bảo đảm hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam cần gắn kết với việc đổi mới.
Theo ông Đức, Chương II, đề tài mới chỉ đề cập tới hoạt động tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước, do vậy, chủ nhiệm đề tài cần bổ sung nội dung hoạt động tiếp công dân của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc... các nguyên nhân cần được nhóm lại cho logic hơn.
Ngoài ra, tên của Chương III cũng cần được chỉnh sửa là “Quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam”; mục 3.1 sửa lại tên là “Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam”.
TS Nguyễn Văn Kim, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng kết luận, đây là một đề tài được nghiên cứu công phu, nghiêm túc; cách tiếp cận xuyên suốt, logic, nội dung nghiên cứu đa dạng, phong phú, các đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có tính khả thi. Tuy nhiên, theo chủ tịch hội đồng để đề tài có giá trị thực tiễn hơn, ban chủ nhiệm cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: Làm rõ khái niệm “hệ thống chính trị”, “đổi mới”, các quy định pháp luật về công tác tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; bổ sung thêm một số các yếu tố tác động đến việc đổi mới công tác tiếp công dân; phần đánh giá pháp luật cần được tiếp cận ở mức độ vừa phải.
Hơn nữa, đề tài cần nghiên cứu sâu vấn đề hoạt động tiếp dân của hệ thống chính trị Việt Nam.
Đối với Chương III, chủ nhiệm đề tài khi đưa ra các quan điểm, giả pháp cần đi theo hướng đổi mới về tổ chức và hoạt động; cân đối lại cơ cấu của 3 chương cho hợp lý, một số nội dung còn nhắc lại luật, các nội dung sử dụng kết quả nghiên cứu cần được trích nguồn; phần kết của các chương cần trình bày bao quát và logic hơn. Đề tài cần bám vào tên đề tài để đảm bảo mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Theo kết quả bỏ phiếu của thành viên hội đồng, đề tài được đánh giá đạt, đủ điểu kiện để đánh giá chính thức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.
Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh