Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thiện cơ chế hợp tác đối tác công – tư

Thứ năm, 05/12/2019 - 20:36

(Thanh tra) - Hầu hết các dự án đã được kiểm toán đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, khả năng tài chính của nhà đầu tư yếu dẫn đến phải đi vay và phát sinh tiêu cực.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Đây là một trong những hạn chế, bất cập trong thực hiện cơ chế hợp tác công tư thời gian qua được TS. Nguyễn Đức Kiên, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề cập tại Cuộc họp Mạng lưới liêm chính công diễn ra sáng 05/12 tại Hà Nội. Cuộc họp nằm trong khuôn khổ Hội nghị Khu vực lần thứ 10 Sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Dự án BOT tạo điểm nhấn cho sự phát triển hạ tầng của Việt Nam

TS. Nguyễn Đức Kiên, cho biết, trong những năm gần đây, nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhiều tuyến đường cao tốc được hình thành trong hệ thống kế cấu hạ tầng giao thông ở nước ta đã tạo sự phát triển nhanh chóng về kế cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhiều giải pháp huy động vốn có hiệu quả nên cơ sở đa dạng hóa thành phần tham gia đã thu hút được kết quả cao, trong đó có huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT. Việc thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT đã mang lại những kết quả cụ thể.

Diện mạo về hệ thống giao thông tại Việt  Nam, đặc biệt là hệ thống đường, cầu có sự chuyển biến rõ rệt, tạo điểm nhấn cho sự phát triển hạ tầng của Việt Nam. Các  công trình đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT được đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, tiết kiện thời gian, chi phí đi lại. Đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặt khác, theo ông Kiên, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước hạn chế và nguồn ODA dần hạn hẹp thì việc huy động vốn đầu tư thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao  thông nói riêng, phát triển kinh tế nói chung, đồng thời là hỗ trợ cho Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nền kinh tế.

“Nhiều doanh nghiệp có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, tiêu thụ một lượng lớn nguyên, vật liệu sản xuất trong nước, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó thu hút hàng trăm ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng được đưa vào nền kinh tế, giúp doanh nghiệp tham gia đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT có điều kiện tăng trưởng, tăng năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” - ông Kiên nhấn mạnh.

Đối với nhà đầu tư thì đây là một hướng đầu tư mới khá hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư BOT hài lòng với kết quả đạt được từ dự án. Có dự án doanh thu và lợi nhuận đều vượt trội cao so với dự kiến do tốc độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao.

Không những vậy, đa số người dân cũng được tham gia hưởng dịch vụ, hàng hoá công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với mức chi phí hợp  lý...

Thiếu cơ chế giám sát doanh thu của nhà đầu tư

Tuy nhiên, ông Kiên cũng chỉ ra một loạt hạn chế bất cập từ việc đầu tư theo hình thức BOT: Hầu hết các dự án đã được kiểm toán đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, mà khả năng tài chính của nhà đầu tư yếu dẫn đến phải đi vay và phát sinh tiêu cực; nhiều doanh mục dự án kêu gọi được phê duyệt nhưng đến nay kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế; công tác chuẩn bị dự án, thẩm định dự án khảo sát chưa kỹ, chưa lấy ý kiến rộng rãi đến người dân; công tác công bố dự án, danh mục dự án chưa thực hiện nghiêm túc, công khai; áp dụng loại hợp đồng chưa phù hợp; các công cụ tài chính để chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án  và bảo đảm rủi ro cho nhà đầu tư không đủ nguồn lực để bố trí.

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong kiểm tra, thanh tra kiểm toán dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP), chế tài xử phạt, vai trò, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa rõ ràng. Thiếu cơ chế giám sát đặc biệt là cơ chế giám sát doanh thu của nhà đầu tư, chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư cũng như vi phạm của cơ quan nhà nước là một bên kết hợp đồng PPP.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trên được xác định là do việc chủ động lập dự án tìm kiếm nhà đầu tư, xác định và phân bổ rủi ro, đàm phán hợp đồng chưa hiệu quả; còn tư duy ngại thay đổi theo cách làm bài minh bạch, vẫn còn tư tưởng “ỷ lại” nguồn vốn đầu tư công; việc xác định rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến quá trình quản lý dự án đầu tư, xử lý sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn và ảnh hướng đến chất lượng, hiệu quả công trình; sự phân cấp quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT không phù hợp…

Đẩy mạnh việc công khai minh bạch thông tin

Theo TS Kiên, việc xây dựng đồng bộ khung pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, minh bạch và thuận lợi trong triển khai các dự án, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân khi thực hiện dự án BOT nói riêng, hình thức PPP nói chung phù hợp với thông lệ quốc tế đang trở nên hết sức cấp thiết.
 
Để hoàn thiện cơ chế hợp tác đối tác công tư, cần thiết phải ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
 
“Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gồm XI Chương và 102 Điều được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-11/2019) và dự kiến xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-6/2020)” - ông Kiên cho biết.
 
Nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại, Dự thảo Luật PPP được thiết kế theo hướng làm rõ tính chất công – tư của dự án PPP; việc lựa chọn dự án để áp dụng phương thức PPP được thực hiện kỹ lưỡng.
 
Đẩy mạnh đấu thầu rộng rãi cạnh tranh, rút ngắn thủ tục đấu thầu; quy trình lựa chọn nhà đầu tư được xây dựng theo hướng đơn giản hoá; đưa ra nguyên tắc áp dụng loại hợp đồng phù hợp; khẳng định rõ cơ chế bố trí vồn đầu tư công trong dự án cũng như công cụ tài chính để thực hiện đầu tư và bảo đảm rủi ro cho nhà đầu tư; đẩy mạnh việc công khai minh bạch thông tin; đặc biệt là tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán dự án PPP, chế tài xử phạt, quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan Nhà nước....
 
                                                                                                                      Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm