Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ tham nhũng trong các dự án cơ sở hạ tầng đầu tư theo hình thức PPP

Thứ năm, 05/12/2019 - 11:43

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ Hội nghị Sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10, tại cuộc họp phòng ngừa tham nhũng trong các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra nhiều nguy cơ tham nhũng trong các dự án cơ sở hạ tầng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hàng loạt nguy cơ tham nhũng trong các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP. Ảnh: TH

Tự đề xuất dự án để được chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch

Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời kỳ 2012 - 2014 chứng kiến sự bùng nổ các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông, chủ yếu là hình thức hợp đồng BOT, BT thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP đang có hiệu lực tại thời điểm này. Trong đó, nhiều dự án được phê duyệt thực chất vì nhà đầu tư cần dự án hơn là bởi tính hiệu quả, khả thi của chính dự án. Từ đây, rủi ro và nguy cơ tham nhũng có cơ hội tồn tại, phát triển và xuất hiện trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện dự án.

Mặt khác, khi Nghị định số 78/2007/NĐ-CP lần đầu áp dụng thống nhất cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án vẫn còn khá thông thoáng. Mặc dù về cơ bản, cơ quan quản lý Nhà nước (bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) xây dựng và công bố danh mục dự án làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. 

Trường hợp nhà đầu tư chủ động lập đề xuất dự án và được chấp thuận thì được chỉ định đàm phán hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do không phải trải qua quy trình đầu thầu, nhà đầu tư luôn có xu hướng tự đề xuất dự án để được chỉ định thầu mà không quan tâm đến danh mục dự án do cơ quan quản lý Nhà nước lập. Hiện tượng này diễn ra phổ biến làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch của các dự án.

“Rõ ràng, việc công khai, minh bạch về danh mục dự án là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường tính cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà đầu tư và hiệu quả dự án. Nhà đầu tư cũng phải cân nhắc nếu chủ định tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mình ngay từ bước lập đề xuất dự án vì rất có thể cuối cùng nhà đầu tư khác mới là bên được lựa chọn thực hiện”, ông Đạt nhấn mạnh.

Quá trình thanh tra sau đó tại một số địa phương có số lượng dự án PPP và quy mô dự án PPP lớn nhất cả nước phơi bày một thực trạng rất thiếu minh bạch: 100% các địa phương được thanh tra tại thời điểm thanh tra đều không thực hiện công bố danh mục dự án theo quy định. Một vài địa phương thực tế đã hoàn thành việc xây dựng danh mục, nhưng bằng cách nào đó, việc lấy ý kiến và công bố danh mục lại không được triển khai. 

Cuộc họp phòng ngừa tham nhũng trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: TH

Tham nhũng hiện hữu trong việc nhà đầu tư tự lập đề xuất dự án

Trong quá trình rà soát, kiểm tra, thanh tra dự án PPP giai đoạn này như: Dự án không có trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm, quy hoạch sử dụng đất 10 năm; không có trong kế hoạch trung hạn dù sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước… nhưng vẫn được phê duyệt. Thậm chí có dự án chưa được phê duyệt, chưa xác định được hiệu quả đầu tư và tính khả thi nhưng đã được ứng trước tiền ngân sách (phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ) để thực hiện.

Ông Đạt khẳng đinh: Nguy cơ tham nhũng hiện hữu trong việc nhà đầu tư tự lập đề xuất dự án với các điều kiện, nội dung được thiết kế nhằm phục vụ lợi ích cá biệt của nhà đầu tư; sự đồng thuận của cơ quan quản lý Nhà nước khi phê duyệt các đề xuất đó trong môi trường giảm thiểu tính minh bạch bằng việc không công bố đề xuất dự án. 

Đa số các dự án PPP đều tiến hành chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án. Chính việc không công bố danh mục dự án đã tạo điều kiện và cơ sở pháp lý thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước chỉ định nhà đầu tư với lý do không có nhà đầu tư khác quan tâm. Trong vài trường hợp, chỉ định nhà đầu tư giống như một kế hoạch định trước khiến việc công bố danh mục dự án dù được thực hiện chỉ còn mang tính hình thức.

Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình đòi hỏi phải được quản lý, giám sát chặt chẽ bởi tổng mức đầu tư có thể dễ dàng được đẩy cao từ nhiều hạng mục khác nhau, đơn giá chi tiết khác nhau. 

“Đây là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng có thể bén rễ. Tại nơi mà cách thức tổ chức thực hiện đơn giản nhưng giá trị lợi ích thu được lại rất lớn, nguy cơ tham nhũng hiển hiện và có cơ hội phát triển mạnh mẽ, bóp  méo hiệu quả đầu tư dự án, làm xói mòn niềm tin về môi trường đầu tư”, ông Đạt nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Đạt cũng chỉ ra, nguy cơ tham nhũng xuất hiện trong quá trình nhà đầu tư tìm nguồn thực hiện góp vốn chủ sở hữu, có thể là: thu lợi ích khi nâng cao giá trị công trình PPP rồi tự thực hiện thi công; thu không chính thức từ nhà thầu trúng thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp; thu chênh lệch khi chuyển nhượng phần vốn góp dự án...


Tham nhũng khi doanh thu thu phí thiếu minh bạch

Việc tổ chức thu phí cũng tồn tại bất cập khi phần lớn doanh thu tại các dự án BOT được thực hiện ở làn một dừng, chủ yếu xé vé bằng tay và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát, tham nhũng khi doanh thu thu phí có thể không được ghi nhận đầy đủ, đúng pháp luật, hoặc không đúng thực tế khi có sự vô tình giúp sức từ chính những khách hàng không lấy cuống vé. 

Các hệ thống thiết bị, phần mềm thu phí không đồng bộ, ổn định, dễ bị can thiệp cũng làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu minh bạch như: phần mềm dễ bị treo khi trích xuất hình ảnh video, không lưu trữ đầy đủ dữ liệu hình ảnh trong thời gian cần thiết.

Ông Đạt cho biết thêm, việc thiếu minh bạch tại một số trạm thu phí có thể quan sát được bằng mắt thường vì nhiều thời điểm có lưu lượng phương tiện qua lại đông đúc nhưng báo cáo về doanh thu của doanh nghiệp dự án lại tương đối nghèo nàn. Trên thực tế, đã có dự án gian lận thu phí thông qua tác động vào phần mềm thu phí bị phát hiện và tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự.

Ngoài ra, trong khi người dân bị bủa vây bởi hệ thống các trạm thu phí dày đặc, nhiều đối tượng lại được miễn phí không đúng quy định, không phù hợp. Việc miễn phí không đúng đối tượng quy định góp phần trực tiếp gây thất thoát doanh thu, làm giảm tính hiệu quả dự án và ảnh hưởng đến sự công bằng, minh bạch của xã hội. Thiệt hại về doanh thu khi miễn phí không đúng quy định của nhà đầu tư có thể được trao đổi lấy lợi ích nào đó không thể tính toán, kiểm soát được.

“Nói chung, nguy cơ tham nhũng luôn tồn tại chừng nào việc quản lý và tổ chức thu phí còn thiếu minh bạch, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước và người dân”, ông Đạt nói. 


Thái Hải





Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024
An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025. Tại kế hoạch, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở và thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra.

Cảnh Nhật

14:16 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm