Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội thông qua nghị quyết hỗ trợ đặc thù cho cán bộ tiếp công dân, xử lý đơn thư

Hải Hà

Thứ năm, 06/07/2023 - 11:28

(Thanh tra) - Hà Nội bố trí kinh phí hơn 8,7 tỷ đồng để hỗ trợ đặc thù cho cán bộ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại (KN), tố cáo (TC), kiến nghị, phản ánh...

Hà Nội thông qua nghị quyết hỗ trợ đặc thù cho cán bộ tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC. Ảnh: HH

Ngày 6/7, tiếp tục ngày làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn TP.

Trên địa bàn TP có 1 Ban Tiếp công dân TP, 30 ban tiếp công dân cấp quận, huyện, thị xã và khoảng 30 chuyên viên thường xuyên thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn của các sở, ngành.

Trình bày tờ trình của UBND TP, ông Trương Việt Dũng - Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, từ năm 2017 đến năm 2022, qua thống kê sơ bộ, cấp TP đã tiếp khoảng hơn 26.000 lượt công dân với hơn 45.000 người, trong đó có nhiều vụ đông người, phức tạp, xử lý gần 88.000 đơn và kết luận hơn 2.000 vụ việc KN, TC. Đối với cấp sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các đơn vị thực hiện tiếp nhiều lượt công dân và xử lý nhiều đơn.

Theo UBND TP Hà Nội, tình hình KN, TC của công dân ngày càng phức tạp, khối lượng đơn thư trên địa bàn TP phát sinh nhiều (hàng năm, Ban Tiếp công dân TP tiếp nhận và xử lý trung bình từ 16.000 đến 18.000 đơn), tình phức tạp cũng ngày càng tăng, số lượng đơn TC tăng và phức tạp.

Tính riêng năm 2022, TP Hà Nội đã tiếp nhận tổng số 13.450 đơn, tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp Công dân TP 2.540 lượt.

Tại Ban Tiếp công dân Trung ương có tổng số đơn thư tiếp nhận là 11.182 đơn, tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở 2.491 lượt.

Tại các TP trực thuộc Trung ương như: TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 8.770 đơn, tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở 2.085 lượt; TP Hải Phòng tiếp nhận 3.068 đơn, tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở 651 lượt…

Qua số liệu tổng hợp trên, có thể thấy, số lượng đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn TP Hà Nội và số lượng tiếp công dân thường xuyên nhiều hơn số lượng đơn, thư do Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp nhận trên địa bàn cả nước và nhiều hơn đáng kể, thậm chí nhiều hơn gấp 3-4 lần so với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khác…

Từ thực tế đó, UBND TP Hà Nội cho rằng việc ban hành nghị quyết của HĐND TP quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư trên địa bàn TP là vô cùng cần thiết để động viên, khích lệ, thu hút các cán bộ, công chức chuyên môn trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ sẽ được chi từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp. Tổng số lượng người được hưởng trên toàn TP dự kiến là 302 người.

Trong đó, cấp TP, dự kiến số đối tượng được hưởng là 152 người, cấp huyện dự kiến số đối tượng được hưởng 150 người.

Ông Trương Việt Dũng - Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội trình bày tờ trình của UBND TP. Ảnh: HH

Về mức hỗ trợ: Cấp TP là 120.000 đồng/người/ngày làm việc, số lượng ngày được hưởng là 22 ngày/tháng với tổng kinh phí hơn 4,8 tỷ đồng/năm.

Cấp huyện, mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày làm việc, số lượng ngày được hưởng là 22 ngày/tháng với kinh phí hơn 3,9 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số kinh phí dự kiến chi tối đa cho cả cấp TP và quận, huyện, thị xã là hơn 8,7 tỷ đồng.

Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND TP cho thấy, nghị quyết quy định mức hỗ trợ đặc thù của TP với đối tượng là người được phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; số lượng căn cứ vào vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt là phù hợp với tình hình thực tế gia tăng công việc hiện nay và tính chất, áp lực công việc của một đô thị có số lượng đơn thư lớn nhất cả nước hiện nay.

Mức chi hỗ trợ phù hợp với nguyên tắc không vượt quá mức quy định của Trung ương và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Mức chi hỗ trợ được tính theo ngày làm việc, không mang tính chất tiền công, tiền lương phù hợp với quy định.

Đây là chính sác hỗ trợ đặc thù của TP ngoài quy định tại Nghị quyết số 03/2017 của HĐND TP "về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND TP".

Theo dự thảo nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên tiếp công dân, xử lý đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân, căn cứ vào vị trí việc làm cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng đơn vị.

Riêng tại Ban Tiếp công dân TP, có đối tượng được hưởng là người lao động tại ban tham gia quá trình tiếp công dân và xử lý đơn. Đối với vị trí lãnh đạo bộ phận tiếp công dân là chức danh kiêm nhiệm ở các cơ quan, đơn vị (trừ trưởng ban tiếp công dân cấp huyện) mức hỗ trợ không quá 50% tổng số ngày làm việc.

Dự thảo nghị quyết nêu mức hỗ trợ cụ thể như sau:

Đối với đối tượng chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: Cấp TP, mức hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày làm việc; cấp huyện, mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày làm việc.

Mức hỗ trợ đối với đối tượng đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: Cấp TP 100.000 đồng/người/ngày làm việc; cấp quận, huyện, thị xã: 80.000 đồng/người/ngày làm việc.

Tại phiên làm việc sáng ngày 6/7, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn TP.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm