Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 09/06/2020 - 16:51
(Thanh tra) - Đây là thông tin tại cuộc họp nhằm cung cấp cho báo chí về một số nội dung mới của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi được Tổng cục Môi trường tổ chức vào chiều ngày 8/6.
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH
Quy định mới để giải quyết các nguồn điểm
Chia sẻ với các phóng viên, ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nóng, gây bức xúc xã hội, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Với quan điểm phải đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi hướng đến việc giải quyết ngay những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, bảo vệ các thành phần môi trường, trong đó, có chất lượng không khí.
Trong khi Luật BVMT 2014 chỉ có quy định chung chung về bảo vệ môi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh và kiểm soát nguồn điểm phát thải khí thải thì tại Dự thảo Luật BVMT sửa đổi đã đưa vào các quy định mới để giải quyết các nguồn điểm, nguồn diện phát sinh khí thải cần được quản lý, xử lý thông qua việc quy định từng địa phương phải xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Các địa phương phải thực hiện các công việc cụ thể như: Đánh giá chất lượng không khí; xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất lượng không khí; đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng không khí bao gồm quan trắc chất lượng không khí, xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính, kiểm kê phát thải, mô hình hóa chất lượng không khí, tổ chức nhân sự, nguồn lực, thanh tra, kiểm tra; đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng; phân tích, nhận định các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vấn đề còn tồn tại; xem xét, đánh giá, phân tích chi phí lợi ích của các giải pháp quản lý chất lượng không khí, từ đó xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.
Cùng với đó, Luật BVMT sửa đổi cũng đã quy định, phân công rất rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng không khí của Thủ tướng Chính phủ là ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải đối với của phương tiện giao thông vận tải lắp ráp, nhập khẩu, đang lưu hành; lộ trình loại bỏ các phương tiện giao thông vận tải gây ô nhiễm môi trường.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; UBND cấp tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.
Có biện pháp khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Nhấn mạnh đến trách nhiệm ban hành các biện pháp khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ông Lê Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, việc quy định trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng liên vùng, liên tỉnh là Thủ tướng Chính phủ và nội tỉnh là UBND cấp tỉnh là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, trường hợp xảy ra trong nội tỉnh thì UBND đủ thẩm quyền để ra lệnh, điều động các nguồn lực (nhân lực, vật lực...) tại chỗ của tỉnh để ứng phó, xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.
Riêng đối với trường hợp ô nhiễm không khí liên vùng, liên tỉnh thì phải có sự chỉ đạo đồng bộ từ Thủ tướng Chính phủ tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh chịu ảnh hưởng để huy động nguồn lực từ Trung ương, các địa phương ứng phó, xử lý.
Tính đến một số biện pháp khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí đến mức rất xấu, nguy hại, ông Lê Hoài Nam đề nghị, có thể hạn chế hay cấm các phương tiện giao thông trong khu vực nội đô, phun nước rửa đường, điều chỉnh thời gian đi học của học sinh… "Những biện pháp này sẽ được cân nhắc để tham mưu với Chính phủ, Quốc hội ở cấp luật hay các văn bản dưới luật”, ông Nam cho hay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà