Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 22/03/2021 - 21:54
(Thanh tra) - Ngày 22/3, tại Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Nghiệm thu đề tài khoa học cấp quốc gia đã tổ chức nghiệm thu đề tài "Đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN)" do TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm.
TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp quốc gia. Ảnh: TH
Theo TS. Đinh Văn Minh, giám sát thực thi công vụ của cơ quan HCNN là yêu cầu quan trọng trong quản trị nền hành chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN, của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Với tính chất là hoạt động thường xuyên, liên tục, hoạt động công vụ của cơ quan HCNN có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể thực thi công vụ, có vai trò quan trongh trong hoạt động công vụ.
Mặt khác, hoạt động công vụ là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức được Nhà nước trao quyền, nhân danh Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao nên mỗi quyết định, hành vi của cán bộ, công chức đều tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, vì vậy, cần có cơ chế kiểm soát, giám sát hiệu quả.
Thực tiễn hoạt động giám sát việc thực thi công vụ hiện nay cho thấy, mặc dù chúng ta có nhiều thiết chế về thanh tra, kiểm tra, giám sát nhưng vẫn có những khoảng trống trong hoạt động công vụ chưa được giám sát hoặc giám sát chưa hiệu quả. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về giám sát chưa đồng bộ dẫn tới sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giám sát; chưa có mô hình tổ chức cơ quan chuyên trách có chức năng giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN.
"Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta có những định hướng lớn về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về kiểm soát quyền lực Nhà nước và xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan HCNN nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả" - TS. Đinh Văn Minh nhấn mạnh.
Mặc dù cơ chế giám sát việc thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay đã từng bước được hoàn thiện, nhưng trên phương diện pháp lý vẫn còn nhiều bất cập như: Hoạt động của xã hôih chưa có luật điều chỉnh; hoạt động thanh tra công vụ chưa được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra mà mới chỉ được đề cập mang tính nguyên tắc trong Luật Cán bộ, công chức; chưa có cơ chế để phân đinhb rõ về chủ thể phạm vi, đối tượng, phương thực, nội dung trình tự thủ tục của các cơ quan thanh, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ..
Trong những năm qua, hoạt động giám sát việc thực thi công vụ đã đạt những kết quả tích cực, điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát như: Hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND... Nội dung giám sát khá lhong phú, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, được dư luận đồng tình ủng hộ. Hình thức giám sát, biện pháp tổ chức hoạt động giám sát được cải tiến theo hướng phát huy dân chủ, nâng cao tính công khai, minh bạch, tăng tính chủ động, tích cực của các cơ quan thực hiện giám sát và bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu sự giám sát.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, kết quả của hoạt động giám sát chưa tác động mạng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của các cơ quan HCNN, kỷ cương, kỷ luật trong QLNN, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém. Cải cách hành chính còn chậm, thiều đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thủ tục hành chính còn phúc tạp, phiền hà đang là rào cản lớn đối với viẹc tạo lập môi trường xã hội còn phức tạp, phiền hà, đang là rào cản lớn đối với việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển.
Chủ nhiệm Đề tài cho biết, ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục thì Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giám sát và đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN; Chương 2: Thực trạng cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN hiện nay; Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của cơ quan HCNN.
Cho ý kiến tại buổi nghiệm thu Đề tài, TS.Cao Minh Công, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy viên phản biện nhấn mạnh: Đề tài đã triển khai đầy đủ các yêu cầu, hình thức trình bày khoa học, tài liệu tham khảo đa dạng. Đề tài có tác động đến sự phát triển của kinh tế xã hội, góp phần xây dựng được nền công vụ chuyên nghiệp, liêm chính, khoa học, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, về phần nội dung, TS.Công cho rằng, các khái niệm về công vụ, chế độ công vụ, thực thi công vụ cần trình bày ngắn gọn hơn. Đề tài cần bổ sung thêm các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp; xây dựng, ban hành Luật công vụ.
Theo TS.Nguyễn Lâm Thành, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đề tài có báo cáo kết quả nghiên cứu công phu, thể hiện tính toàn diện, đánh giá nhiều vấn đề sát với thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện đổi mới cơ chế giám sát thực thi công vụ trong các cơ quan. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị lớn cả về thực tiễn và lý luận.
Các khái niệm thuật ngữ sử dụng trong báo cáo khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần làm rõ thêm nội dung "công vụ", "thực thi công vụ" gắn với thẩm quyền riêng hay thẩm quyền chung, làm rõ giữa "thực thi công vụ" với thực thi chức năng nhiệm vụ.
Cấu trúc nội dung báo cáo được chia làm 3 chương là phù hợp. Ban Chủ nhiệm Đề tài cần xem lại phân loại giám sát bên trong và giám sát bên ngoài; cần làm rõ đối tượng, chủ thể vì có sự khác nhau giữa giám sát công vụ và giám sát Nhà nước.
Đồng thời, làm rõ nội hàm, đối tượng nghiên cứu giám sát Nhà nước hay giám sát thực thi công vụ của bộ máy quản lý; làm rõ các vấn đề chủ thể liên quan ví dụ như: có giám sát của cơ quan Quốc hội hay đảng hay chỉ liên quan đến xây dựng thể chế, pháp luật, đường lối... Bổ sung quan điểm chủ trương của Đảng; cần làm rõ một số nội dung,vấn đề trong hệ thống pháp lý liên quan.
Đồng quan điểm PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp, Ủy viên phản biện cũng cho rằng, Đề tài đạt, các nội dung nghiên cứu phù hợp, kết quả nghiên cứu có giá trị đóng góp vào việc phát triển lý thuyết, lý luận hiện có về đổi mới cơ chế thực thi giám sát công vụ trong cơ quan HCNN.
Bà Hằng đề nghị Ban Chủ nhiệm Đề tài cần làm sâu sắc hơn một số khái niệm công vụ, bổ sung thêm tình hình nghiên cứu Đề tài, làm sâu sắc hơn kết luận ở từng chương Đề tài, cần thể hiện rõ hơn mô hình tổ chức thực hiện chức năng giám sát thực thi công vụ...
Với kết quả nghiên cứu trên, Đề tài được Hội đồng Nghiệm thu đạt kết quả nghiên cứu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Nhật Vượng
Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh