Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/05/2016 - 08:23
(Thanh tra)- Là một trong những nội dung được quy định tại Luật số 85/2015/QH13 về bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).
Thời gian bỏ phiếu không được trước năm giờ sáng
Điều 69 về nguyên tắc bỏ phiếu, Luật Bầu cử quy định, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND; cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ Bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ Bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ Bầu cử; nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác; khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ Bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri; mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ Bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ Bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ Bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ Bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban Bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy Ban Bầu cử trình Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, quyết định.
Báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu
Điều 73 quy định việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trước khi mở hòm phiếu, Tổ Bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu. Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Luật cũng quy định về phiếu bầu không hợp lệ như phiếu bầu không theo mẫu quy định do Tổ Bầu cử phát ra; không có dấu của Tổ Bầu cử; phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử; phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
Trường hợp có phiếu bầu được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ Bầu cử đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ Bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Điều 75 quy định những khiếu nại (KN), tố cáo (TC) tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ Bầu cử nhận, giải quyết và ghi nội dung giải quyết vào biên bản.
Trường hợp Tổ Bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ Bầu cử vào biên bản giải quyết KN,TC và chuyển đến Ban Bầu cử.
Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ Bầu cử phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử ĐBQH tại khu vực bỏ phiếu; biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu; biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu; biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại khu vực bỏ phiếu.
Biên bản kết quả kiểm phiếu phải đầy đủ các nội dung như tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu; số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử; những KN,TC nhận được, đã giải quyết, kết quả giải quyết và những KN,TC chuyển đến Ban Bầu cử.
Mỗi loại biên bản quy định trên được lập thành ba bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ Bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban Bầu cử tương ứng và UBND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 3 ngày sau ngày bầu cử. Sau khi nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ Bầu cử và giải quyết KN,TC (nếu có), Ban Bầu cử lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80.
Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền