Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng (1)

Hoàng Yến

Thứ sáu, 29/10/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Quan điểm của UBND TP Hà Nội khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác nhằm chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân, gây mất đoàn kết, làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị và không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức…

Ảnh minh họa: Internet

Phần I

TÍNH CẤP THIẾT VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

I. TÍNH CẤP THIẾT

Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức (chuyển đổi vị trí công tác) là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) và Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019) và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2019) tiếp tục kế thừa, bổ sung một số quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong các quy định trước đây.

Trong thời gian qua, việc chuyển đổi vị trí công tác được duy trì và thực hiện theo định kỳ, là một giải pháp cần thiết để tăng cường công tác giám sát trong nội bộ cơ quan, đơn vị, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa những phát sinh tiêu cực, đồng thời cũng là điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm thực tế ở những vị trí công tác khác nhau, phát huy tính năng động, sáng tạo, tạo ra phong cách, tác phong làm việc mới hiệu quả hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; ngoài ra, việc chuyển đổi vị trí công tác cũng góp phần điều chỉnh, tăng cường công chức, viên chức có chuyên môn nghiệp vụ cho các lĩnh vực quản lý, địa bàn cần thiết khi có yêu cầu. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai việc chuyển đổi vị trí công tác hiện nay trên địa bàn Thành phố đã và đang đặt ra những vấn đề cần được giải quyết nhằm hoàn thiện và đảm bảo tính khả thi của giải pháp phòng, ngừa tham nhũng này trên thực tế.

Với yêu cầu đặt ra, việc triển khai thực hiện Chuyên đề "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ" trên địa bàn Thành phố là cần thiết.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Chủ trương, chính sách của Đảng

Trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Ngày 21/8/2006, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí; đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, với mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính". Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết đã đề ra 10 chủ trương, giải pháp; trong đó giải pháp về "tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí" đưa ra yêu cầu "... Thực hiện nghiêm túc, mở rộng dần diện chuyển đổi vị trí công tác trong hệ thống chính trị...".

Tại Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khẳng định "Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí" và được tiếp tục khẳng định tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.

Trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng với một quyết tâm chính trị cao, như "Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng"; kiên trì, kiên quyết và sử dụng tổng hợp nhiều phương thức, biện pháp trong đó có biện pháp chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phòng tham nhũng "Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng", góp phần hoàn thiện thể chế để "không thể" tham nhũng.

Trong công tác cán bộ, ngày 23/9/2019 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, tại Khoản 5, Điều 3 quy định đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với những người được phân công làm công tác nhân sự hoặc theo dõi công tác cán bộ tại một địa bàn, lĩnh vực đã đảm nhiệm công việc 5 năm liên tiếp hoặc khi thấy cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020"; ngày 17/3/2021, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 10-CTr/TU về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025", với 03 nhóm chỉ tiêu (phòng ngừa; phát hiện, xử lý; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí), 09 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và yêu cầu xây dựng 15 chuyên đề triển khai thực hiện Chương trình.

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm