Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/12/2021 - 17:14
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2021 - 2025.
Ảnh minh họa: Internet
Mục tiêu của THTK, CLP là triệt để THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
i) Về quản lý lao động, thời gian lao động
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tinh giản biên chế theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW, Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII. Rà soát các văn bản hiện hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp, khắc phục những hạn chế, vướng mắc và bảo đảm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ, vị trí việc làm viên chức theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ làm căn cứ cho việc quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động hiệu quả và làm cơ sở để thực hiện cải cách tiền lương.
Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP.
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các luật chuyên ngành; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao, công khai thông tin về nợ công và các nội dung đầu tư công theo quy định pháp luật.
c) Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, đoàn thể trong mỗi cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP. Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện kiểm tra, giám sát, phản biện các chính sách, chương trình, dự án, đề án nhằm nâng cao hiệu quả công tác THTK, CLP.
d) Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định.
5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành. Các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra cụ thể liên quan đến THTK, CLP, trong đó:
a) Xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực trọng điểm, cụ thể cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Quản lý, sử dụng đất đai;
- Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công;
- Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc;
- Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; trang thiết bị làm việc; trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí;
- Thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
- Quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên, khoáng sản.
b) Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc.
c) Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời có cơ chế khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tổ chức có đóng góp cho công tác THTK, CLP, tạo tính lan tỏa sâu rộng.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
a) Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan,., và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công của những đối tượng khó khăn đặc thù. Thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công các cấp kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hoàn thành kết nối, liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp và các doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của Chính phủ số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.
b) Các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả pháp luật THTK, CLP gắn với công tác phòng chống tham nhũng.
Hồng Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương