Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/07/2018 - 07:02
(Thanh tra)- Ủy ban Tư pháp và Thanh tra Chính phủ thống nhất đề xuất chọn mô hình cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo hướng “bán chuyên trách” để khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải nhiều đầu mối, tăng cường hơn tính tập trung, bảo đảm khách quan, minh bạch…
Thu hẹp đầu mối
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiện hành, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập là cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản.
Ủy ban Tư pháp và Thanh tra Chính phủ - cơ quan trình dự án Luật PCTN (sửa đổi) đều thống nhất cho rằng, quy định trên dẫn đến quá nhiều cơ quan có chức năng quản lý bản kê khai và xác minh tài sản, thu nhập; cán bộ làm công tác này thực chất là bộ phận làm công tác tổ chức, còn thiếu nghiệp vụ, kinh nghiệm trong kiểm soát tài sản, thu nhập… dẫn đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, hiệu quả thấp.
“Việc sửa đổi mô hình cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập cần theo hướng tăng cường hơn tính tập trung và phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Nhất là, trong điều kiện Dự thảo Luật mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai và giao thêm nhiều thẩm quyền cho cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập; xác minh, xử lý tài sản, thu nhập; tham gia tố tụng khi người có nghĩa vụ kê khai khởi kiện kết luận xác minh...”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp, thời điểm hiện nay, lựa chọn phương án giao cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập là chưa phù hợp. Việc thành lập cơ quan chuyên trách để kiểm soát tài sản, thu nhập cũng không phù hợp với chủ trương của Đảng về tinh giản bộ máy, biên chế, lại gặp phải vướng mắc.
Xung quanh vấn đề này, khi cho ý kiến vào Dự án Luật tại kỳ họp 5 (tháng 5/2018), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành giao Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người thuộc diện kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình.
Tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, Ủy ban Tư pháp và cơ quan trình dự án thống nhất chọn phương án “bán chuyên trách” để khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải, nhiều đầu mối, tăng cường hơn tính tập trung, bảo đảm khách quan, minh bạch trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
Bà Lê Thị Nga nhấn mạnh thêm, phương án này còn tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên sâu trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
Vừa tập trung, vừa có phân cấp
Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Thanh tra bộ, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nơi không có cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người được cử giữ chức vụ quản lý tương đương trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước do bộ quản lý.
Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc chính quyền địa phương, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước và giữ chức vụ quản lý từ phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước, doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng tài chính công, tài sản công kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại tổ chức đó.
Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các cơ quan này. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của ĐBQH chuyên trách và ĐBQH không phải là cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, chỉnh lý như vậy “vừa có cái mới so với trước đây, vừa khắc phục được một số bất cập”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng bày tỏ quan điểm tán thành. “Đây là phương án vừa tập trung nhưng cũng có phân cấp, phân công cho các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện việc kiểm soát tài sản thu nhập theo quy định”, ông Uông Chu Lưu nói.
Theo ông Uông Chu Lưu, Dự án Luật PCTN (sửa đổi) rất khó, phức tạp còn ý kiến khác nhau về một số phương án. Sau kỳ họp 5, Ủy ban Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm để đưa ra được phương án này.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền