Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chế độ phụ cấp đối với quân nhân dự bị

Hồng Việt

Thứ sáu, 10/07/2020 - 14:58

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Ảnh minh họa: tuoitrethudo

Nghị định này quy định phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; phụ cấp theo ngày làm việc; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro; trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị; chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần.

Trong đó, về phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên (1); mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên (2).

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau (3): Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương; mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương; mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương; mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương; mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương; mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương; mức 960.000 đồng đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương; mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.

Đối tượng quy định tại (1) nêu trên có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.

Đối tượng quy định tại (2) nêu trên có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 6 tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 6 tháng thì năm đó không được hưởng phụ cấp.

Đối tượng quy định tại (3) nêu trên, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.

Thời gian hưởng phụ cấp đối với đối tượng (1), (2) (3) nêu trên là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.

Đối tượng hưởng phụ cấp quy định tại (3) thì thôi hưởng phụ cấp tại (1), (2) nêu trên.

Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Nghị định nêu rõ, gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp như sau:

- Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định nêu trên.

- Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Nghị định có hiệu lực từ 21/8/2020./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm