Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 21/12/2022 - 21:18
(Thanh tra) - Đây là một trong những mục đích nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ "Giám sát doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm Chủ nhiệm được Hội đồng Đánh giá cơ sở thống nhất đánh giá đạt yêu cầu để đưa ra nghiệm thu chính thức vào chiều 21/12.
TS Nguyễn Tuấn Khanh trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, TS Nguyễn Tuấn Khanh cho biết, đề tài luận giải rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giám sát đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); phân tích, làm rõ thực trạng cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của các phương thức giám sát đối với DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các chủ thể trong giám sát DNNN.
Đề tài gồm 3 chương, Chương 1: Những vấn đề lý luận về giám sát DNNN; Chương 2: Thực trạng giám sát DNNN ở Việt Nam thời gian qua; Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường giám sát đối với DNNN trong thời gian tới.
Theo TS Nguyễn Tuấn Khánh, DNNN ở Việt Nam luôn được xác định giữ vai trò nòng cốt của kinh tế Nhà nước, không chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà còn tham gia thực hiện các mục tiêu an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội. Do đặc thù của nền kinh tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam, các DNNN được Nhà nước đầu tư và giao quản lý lượng tài sản rất lớn, được ưu đãi và tạo điều kiện hoạt động trên các lĩnh vực trọng yếu.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của phát triển kinh tế, nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả, xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác, làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước; suy giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân vào quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Đứng trước yêu cầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và tăng cường quản lý DNNN, trong đó có tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các DNNN.
“Giám sát DNNN là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm hoạt động của DNNN đi đúng hướng, đạt được mục tiêu do Nhà nước đề ra. Hoạt động giám sát DNNN được thực hiện bởi nhiều chủ thể, kể cả trong hệ thống quản lý và bên ngoài hệ thống quản lý (giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước và giám sát của xã hội). Qua hoạt động giám sát, các chủ thể đưa ra những giải pháp kịp thời để chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN” - Ban Chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.
Thực tiễn quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế. Hoạt động giám sát với DNNN chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào giám sát việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước và tài chính, chưa giám sát những vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, chế độ quản trị nội bộ doanh nghiệp, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của DNNN; hoạt động giám sát DNNN còn trùng lặp giữa một số cơ quan; hiệu quả giám sát chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm trong một thời gian dài; một số DNNN chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm là đối tượng chịu sự giám sát; chưa phát huy được vai trò giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước và giám sát của xã hội đối với DNNN.
Sau khi nghe thuyết minh nguyên nhân của các hạn chế, bất cập về hoạt động giám sát DNNN; các đại biểu tham dự đánh giá cao sự chuẩn bị của đề tài và cho rằng đề tài đã xác định rõ tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoạt động giám sát đối với các DNNN tại Việt Nam hiện nay; mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài đã đảm bảo được mục tiêu đặt ra là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra các quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả hoạt động giám sát đối với DNNN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Các báo cáo, thông tin, tài liệu có tính thuyết phục, được cung cấp, thu thập từ các nguồn tin cậy, chính thống, đầy đủ, xác thực.
Bên cạnh đó, đề tài đã có sự phân tích từ thuận lợi, bất cập, hạn chế, từ đó đã đề xuất kiến nghị các giải pháp, đảm bảo tính khả thi, tính cụ thể và đảm bảo tính đồng bộ với các kết quả đánh giá trước đó, các giải pháp có tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, có thể ứng dụng vào thực tiễn…
Hội đồng Đánh giá cơ sở thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu để đưa ra nghiệm thu chính thức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương