Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thiết phải có Luật Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt

Thái Hải

Thứ tư, 29/04/2020 - 22:31

(Thanh tra) - Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ trẻ em trong các hoàn cảnh pháp lý đặc biệt. Tuy nhiên, do các quy định này nằm tản mát ở nhiều đạo luật khác nhau, ở các văn bản dưới luật do nhiều cơ quan ban hành, nên đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất, đồng bộ, thậm chí là mâu thuẫn, nên hiệu quả thực thi chưa cao.

Cần thiết phải có Luật Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt. Ảnh minh hoạ: Thái Hải

Sáng 29/4, TANDTC tổ chức cuộc họp giới thiệu Dự án Luật Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong những năm gần đây, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người chưa thành niên.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của Tòa án, đặc biệt là qua công tác giám sát tối cao của Quốc hội thời gian qua cho thấy, tình trạng xâm hại trẻ em, số vụ án ly hôn, cũng như tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, nghiện ma túy và các chất kích thích khác... diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

"Điều này đe dọa trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của trẻ em, đồng thời đe dọa sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước" - Chánh án nhấn mạnh.

Mặt khác, thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ trẻ em trong các hoàn cảnh pháp lý đặc biệt như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng chống ma túy… đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ trẻ em.

Bên cạnh đó, hiện nay, thay vì chỉ quy định ở một phần hoặc một chương của các đạo luật, hầu hết các quốc gia đều có xu hướng xây dựng đạo luật riêng để xử lý các tình huống pháp lý đặc biệt mà người dưới 18 tuổi gặp phải (hay Luật Tư pháp người dưới 18 tuổi).

Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật của 28 quốc gia trên thế giới, thì có đến 21 quốc gia xây dựng đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên, chỉ có 7 quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa xây dựng đạo luật riêng về vấn đề này. Ủy ban Liên Hợp quốc về quyền trẻ em thời gian qua cũng đã nhiều lần khuyến nghị các quốc gia thành viên cần xây dựng đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên để bảo vệ đối tượng này khỏi sự xâm hại…

Tại cuộc họp, đa số các đại biểu đồng tình, cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu, xây dựng "Luật Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong các hoàn cảnh pháp lý đặc biệt" trong thời điểm hiện nay.

Cùng với đó, các đại biểu cũng đã nghe trình bày góp ý và trao đổi về các vấn đề liên quan trường hợp người dưới 18 tuổi có hoàn cảnh pháp lý đặc biệt; phổ biến giáo dục pháp luật và vai trò của giáo dục gia đình; trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; kinh nghiệm quốc tế về mô hình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; các đề xuất và khuyến nghị…

Theo bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, lợi ích khi có liên quan đến người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay rất là hữu dụng, có thể cung cấp chi tiết cũng như xử lý chuyên biệt, thúc đẩy phương pháp toàn diện và quản lý giám sát... liên quan đến người chưa thành niên.

Đồng quan điểm, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền cũng cho rằng, việc xây dựng Luật có tính cấp thiết trong bối cảnh này. Tuy nhiên, theo bà Hiền cần có các quy định về trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể... liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em. Có như vậy mới đảm bảo khi Luật được xem xét thông qua mới có điều kiện đưa vào cuộc sống.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024
Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm