Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tháo gỡ 5 nhóm vấn đề vướng mắc của các cơ quan báo chí

Hoàng Nam

Thứ ba, 28/11/2023 - 13:13

(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số nội dung, quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay cho các cơ quan báo chí.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Đ.X

Tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí. Bộ TT&TT đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan báo chí.

Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TT&TT đã đề nghị 5 nhóm vấn đề vướng mắc của các cơ quan báo chí để Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết, gồm: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; vấn đề liên quan đến pháp luật về giá; nhóm vấn đề về chính sách thuế; vấn đề về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.

Đối với nhóm vấn đề thứ nhất, theo Bộ TT&TT, Nghị định 60/2021/NĐ-CP có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.

Tại điểm a khoản 2, Điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn hành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (trong đó, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá). Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2, Điều 9 của nghị định lại quy định đơn vị sự nghiệp nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Bộ TT&TT nhận định.

Tại khoản 3, Điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí, nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.

Với nhóm vấn đề này, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công.

Đối với nhóm vấn đề thứ 2, Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Nghị định 32/2019/NĐ-CP, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên không phù hợp với thực tế của đơn vị.

Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60/2021/NĐ-CP cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị nhóm 1 và nhóm 2, theo hướng đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ; đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ thì được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.

Bộ TT&TT cho rằng, việc sửa đổi trên sẽ đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60/2021/NĐ-CP phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2. Bên cạnh đó, các nội dung về trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước; hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành... cũng được Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, bổ sung.

Đối với nhóm vấn đề thứ 3, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực TT&TT… Điều chỉnh cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.

Đối với nhóm vấn đề thứ 4, theo Bộ TT&TT, hoạt động của các cơ quan báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu, tuy nhiên, hiện nay chỉ có cơ quan báo chí in mới được Nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%, trong khi nhiều cơ quan báo chí có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Vì vậy, cần có cơ chế thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.

Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm