Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ chỉ số cải cách hành chính phải phù hợp với thực tiễn đặc thù của Thanh tra Chính phủ

Thái Hải

Thứ tư, 08/11/2023 - 18:20

(Thanh tra) - Ngày 8/11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức tọa đàm hoàn thiện quy định bộ chỉ số cải cách hành chính (CCHC) áp dụng đối với các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP.

Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: TH

Bộ chỉ số là thước đo đánh giá kết quả công tác CCHC tại mỗi đơn vị

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Hường, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng ban CCHC TTCP khẳng định, trong những năm qua công tác CCHC luôn được lãnh đạo TTCP quan tâm, chỉ đạo.

TTCP đã và đang tích cực triển khai các hoạt động CCHC như ban hành kế hoạch hàng năm; tiến hành khảo sát về CCHC, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện chấm điểm chỉ số CCHC…

Mặc dù vậy, công tác CCHC của TTCP vẫn còn những hạn chế nhất định, nhiều lĩnh vực hoạt động đạt hiệu quả thấp, chỉ số CCHC trong những năm gần đây chưa cao.

Nhằm khắc phục những hạn chế bất cập của công tác CCHC trong thời gian qua, kế hoạch CCHC năm 2023, lãnh đạo TTCP đã giao cho đơn vị thường trực CCHC là Văn phòng TTCP nghiên cứu, sửa đổi bộ chỉ số chấm điểm CCHC trong giai đoạn mới phù hợp với thực tiễn đặc thù của TTCP. Đồng thời cũng xác định, bộ chỉ số là thước đo đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC tại mỗi đơn vị thuộc cơ quan TTCP.

Theo đó, TTCP tổ chức tọa đàm với mong muốn nhận được các ý kiến tham gia góp ý về bộ chỉ số CCHC của TTCP (sửa đổi), đồng thời bàn biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác CCHC của TTCP.

Dự thảo Quy định bộ chỉ số CCHC áp dụng đối với các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP gồm 3 chương.

Chương I gồm 2 điều về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc chấm điểm. Việc chấm điểm chỉ số CCHC tại các vụ, cục, đơn vị phải được tổ chức định kỳ hằng năm kèm theo đầy đủ các tài liệu kiểm chứng cho kết quả tự chấm. Kết quả chỉ số CCHC làm cơ sở để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm. Đồng thời, đảm bảo tính trung thực, công khai, khách quan, công bằng, phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác CCHC của cá vụ, cục, đơn vị.

Chương II gồm 3 điều, quy định cấu trúc chỉ số CCHC, thang điểm và phương pháp đánh giá. Tại TTCP ngoài phần cấu trúc chỉ số CCHC gồn các phần tiêu chí chung như: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số thì còn có các tiêu chí đặc thù của các đơn vị được xác định trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị được thực hiện thường xuyên, định lượng được.

Các đơn vị tự theo dõi, đánh giá và chấm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị theo các tiêu chí thành phần được quy định trọng Bộ Chỉ số CCHC và hướng dẫn của TTCP.

Định kỳ hằng năm, sau khi các đơn vị thực hiện tự đánh giá, chấm điểm kết quả CCHC của đơn vị mình và gửi về thường trực của Hội đồng, Hội đồng thẩm định tổ chức họp, xem xét, thông qua kết quả chấm điểm Chỉ số CCHC của từng đơn vị, xác định xếp hạng chỉ số CCHC của đơn vị, xem xét các trường hợp đặc thù và trình lãnh đạo TTCP phê duyệt, công bố kết quả.

Chương 3 gồm 4 điều quy định trách nhiệm thực hiện của các cục, vụ, đơn vị. Đồng thời quy định, kết quả tự đánh giá, chấm điểm CCHC của các đơn vị gửi về Văn phòng trước ngày 10/12 hằng năm; Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC hoàn thành xác nhận điểm, kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC của đơn vị trình lãnh đạo TTCP phê duyệt trước ngày 31/12 hằng năm.

Bổ sung, sửa đổi một số nội dung, cách chấm điểm để phù hợp với ngành Thanh tra

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tham gia góp ý vào nội dung Bộ chỉ số, thang điểm đánh giá với từng tiêu chí.

Theo Vụ trưởng Vụ 3 Nguyễn Tuấn Anh, tại tiêu chí chung 1.4 - kết quả xử lý các văn bản do bộ, ngành, địa phương và vụ, cục, đơn vị thuộc TTCP xin ý kiến, 100% văn bản được trả lời đúng hạn là 1 điểm, dưới 100% văn bản là 0 điểm, thì không phù hợp nên đề nghị phải có cấp độ rõ ràng hơn và bổ sung 100% văn bản được trả lời nhưng không đảm bảo đúng hạn 0,5 điểm, bởi trong một số trường hợp do nguyên nhân khác quan như đơn vị nhận được văn bản muộn, văn bản mật trong khi cán bộ phụ trách đi công tác, dẫn tới việc trả lời chậm thời hạn theo yêu cầu.

Tại tiêu chí 1.7 - thực hiện các nhiệm vụ đột xuất (thanh tra, xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề án, dự án), đề nghị các đơn vị được thưởng bằng bằng nhau, bởi vì có những đơn vị không được giao nhiệm vụ này

Tiêu chí 4.2 - quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng phòng, ban (tổ/nhóm) hoặc phân công công việc cho từng công chức, viên chức của đơn vị (ban hành trong tháng 1), cần cần nhắc không quy định thời gian cụ thể đối với tiêu chí này. Lý do, đối với đơn vị thanh tra, việc phân công công chức theo dõi các bộ, ngành, địa phương được thực hiện một lần cho nhiều năm để đảm bảo tính liên tục, thường xuyên. Việc thay đổi chỉ được thực hiện khi có biến động về biên chế hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ

Liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, cố gắng làm rõ thế nào là thường xuyên? Nên có định lượng rõ, trên cơ sở phù hợp.

Đồng tình với Vụ trưởng Vụ 3, TTCP, đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ cho rằng, tại tiêu chí 1.6, 1.7 do đặc thù của công việc, các vụ việc phức tạp, để giải quyết các việc đột xuất đó cần tốn rất nhiều nhân lực, vật lực nhưng để điểm thưởng lại thấp quá. Do đó, cơ cấu lại đảm bảo tính công bằng và động viên khuyến khích cục, vụ, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ

Tại tiêu chí 7.3 - tỷ lệ văn bản phát hành dưới dạng điện tử, áp dụng chữ ký số, thực hiện tiêu chí này chỉ phù hợp với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, còn đối với TTCP thì khó thực hiện vì đặc thù ngành Thanh tra là có nhiều văn bản mật, nên việc phát hành văn bản qua chữ ký số không phù hợp.

Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Thanh tra Đỗ Mạnh Hùng đồng ý với các tiêu chí chấm điểm tại đơn vị Báo Thanh tra và Tạp chí Thanh tra. Tuy nhiên, tại tiêu chí 11.1 - thực hiện biên tập, xuất bản theo quy định nên chia thang điểm ra để sau này chấm cho phù hợp với đơn vị tuyên truyền.

Tiêu chí 11.2 - tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chấm tham nhũng, CCHC trên các ấn phẩm phát hành bổ sung thêm từ tiếp công dân để phù hợp với cụm từ “phản ánh thông tin tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng”

Tiêu chí 11.3 - thông tin kịp thời về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và hoạt động của TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương, đề nghị bỏ chứ “kịp thời”…

Kết luận tọa đàm, Chánh Văn phòng TTCP Nguyễn Mạnh Hường đánh giá cao các ý kiến góp ý và khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện bộ chỉ số.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm