Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 24/01/2024 - 09:17
(Thanh tra) - Một trong các mục tiêu hướng đến của kế họach chuyển đổi số năm 2024 của Thanh tra Chính phủ là từng bước đổi mới hoạt động quản lý, điều hành sang hình thức sử dụng và lưu trữ văn bản số, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.
Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch chuyển đổi số Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TTM
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của Thanh tra Chính phủ hướng đến các mục tiêu gồm:
Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động tại các cục, vụ, đơn vị về chuyển đổi số. Từng bước, đổi mới hoạt động quản lý, điều hành của Thanh tra Chính phủ sang hình thức sử dụng và lưu trữ văn bản số, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.
Từng bước tạo lập kho dữ liệu số ngành Thanh tra đáp ứng các yêu cầu cập nhật thông tin, kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong toàn quốc.
Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng, dịch vụ theo hướng sử dụng chung hạ tầng số, nền tảng số; sử dụng các công cụ phân tích thông minh để giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ kịp thời đưa ra các quyết sách trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Từng bước phát triển nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thanh tra Chính phủ.
Về nhận thức số, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Ngày Chuyển đổi số 10/10, trên cơ sở bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tiếp tục theo dõi, học hỏi các ý tưởng, các bài toán chuyển đổi số đã được phát hiện, áp dụng và đã, đang giải quyết ở một đơn vị khác được Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ để áp dụng tại Thanh tra Chính phủ khi phù hợp; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các bài toán, sáng kiến của đơn vị khi phát hiện; bổ sung chuyên mục về công tác chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ.
Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực tham gia kênh truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác. Việc tham gia chỉ đơn giản bằng cách sử dụng Zalo và thực hiện quét mã QR.
Về thể chế số, kịp thời các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi số nhanh, bền vững chuyển đổi số trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trước hết là các chính sách chuyển đổi số để cải cách hành chính (chuẩn hóa, đơn giản hoá, số hoá quy trình, hồ sơ thủ tục hành chính; giảm thiểu giấy tờ truyền thống), bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí cho chuyển đổi số (hoàn thành trước 30/5/2024).
Định kỳ sơ kết tình hình thực hiện nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ, kế hoạch hành động của cơ quan, gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Ban hành cơ chế khuyến khích, đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại Thanh tra Chính phủ (hoàn thành trước 30/5/2024).
Về hạ tầng số, thuê Trung tâm Dữ liệu dự phòng thảm hoạ (DR) để đảm bảo độ tin cậy, ổn định, liên tục của các hệ thống công nghệ thông tin của Thanh tra Chính phủ; đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu Văn bản 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Về Dữ liệu số, khẩn trương hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập” theo Quyết định số 390/QĐ- TTg ngày 28/3/2022 của Thủ ướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”. Đặc biệt cần xác định rõ quy mô, phạm vi của các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, phương án phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong tạo lập, quản lý, cập nhật, chia sẻ, khai thác bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc, ngang thông suốt” trên quy mô quốc gia (hoàn thành 30/5/2024).
Hoàn thành việc tham mưu triển khai cổng dữ liệu mở để cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu, trước ngày 30/5/2024 với các nhiệm vụ gồm: Xây dựng kế hoạch tổng thể và phương án triển khai dữ liệu mở; lựa chọn mở các loại dữ liệu có tác động lớn tới phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực.
Về nền tảng số, tham mưu triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp bộ lưu trữ dữ liệu tập trung trên quy mô toàn cơ quan, bao gồm dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu có cấu trúc từ nhiều nguồn; từ đó tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, trước hết là phục vụ kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để phát triển Chính phủ số, sau đó là để xử lý, phân tích, tạo ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số. Việc triển khai nền tảng gắn liền với công tác quản lý, thu thập, tổng hợp và chia sẻ dữ liệu; gắn với với hoạt động nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và nhận diện các nguồn dữ liệu quan trọng mà bộ, ngành có thể thu thập, bao gồm dữ liệu nội bộ và dữ liệu từ bên ngoài; xác định các nguồn dữ liệu còn chưa được tổ chức, lưu trữ để từng bước tạo tập, quản lý và hình thành nguồn dữ liệu mới.
Thuê dịch vụ email nội bộ @thanhtra.gov.vn để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng trong trao đổi thông tin, tài liệu điện tử liên quan đến công việc được giao của Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Về nhân lực số, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho công chức, viên chức, người lao động trước ngày 30/3 hàng năm; hoàn thành tổ chức triển khai trước ngày 30/11 hàng năm; ưu tiên hình thức bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến.
Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin của Ban Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của hệ thống; duy tu, bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; cổng thông tin điện tử; hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho công chức, viên chức chuyên trách làm chuyển đổi số của Thanh tra Chính phủ.
Về an toàn thông tin mạng, triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thông tin, gồm:
Sử dụng hiệu quả nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và các nền tảng khác để đẩy nhanh quá trình xây dựng, phê duyệt hồ sơ cấp độ và triển khai phương án bảo vệ an toàn thông tin theo cấp độ.
Phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho 100% hệ thống thông tin của bộ, ngành trước 30/6/2024.
100% hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt trước 30/11/2024.
Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm cho hệ thống cấp độ 1, 2; tối thiểu 1 lần 1 năm cho hệ thống cấp độ 3, 4 và 1 lần/06 tháng cho hệ thống cấp độ 5); tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến/năm, ưu tiên hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên; 100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng.
Đầu tư, mua sắm hoặc thuê dịch vụ về triển khai Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và và hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam…
Từng bước rà soát, bổ sung nhân lực an toàn thông tin, bảo đảm đơn vị chuyên trách an toàn thông tin mạng của Thanh tra Chính phủ có tối thiểu 05 chuyên gia về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Thanh tra Chính phủ.
Về Chính phủ số, rà soát, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách để triển khai dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình. Ưu tiên thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, nhiều người dùng. Tích hợp tính năng ký số vào công dịch vụ công bảo đảm giao dịch điện tử toàn trình bảo đảm kỹ thuật, kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông (EMC).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh