Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 05/11/2024 - 12:30
(Thanh tra) - Ngày 5/11, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Báo chí và Ngày pháp luật Việt Nam”.
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật nhấn mạnh: Để lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã quy định ngày 9/11 – Ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam).
Ông Nguyên cho biết, năm 2024 là năm thứ 12 triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam, đến nay, Ngày Pháp luật Việt Nam đã được các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
“Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các bộ, ngành, địa phương, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyên nhấn mạnh.
Tọa đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam” năm 2024 nhằm tuyên truyền, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, lan tỏa thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật, chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Bộ Tư pháp và các cơ quan truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về ngành Tư pháp và mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục quan tâm, đồng hành với Bộ Tư pháp và Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc truyền thông chính sách pháp luật.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp và sự phối hợp với báo chí trong việc tuyên truyền, truyền thông chính sách.
Các đại biểu cũng khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chúng. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra những thách thức hiện tại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật.
Theo bà Đoàn Tuyết Nhung - Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hiện nay nhiều cơ quan báo chí có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu như sử dụng các hình thức thông tin đồ họa, infographic,… hay chia sẻ trên các nền tảng truyền thông để tăng tính lan tỏa.
Bên cạnh đó, việc phản ánh kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật mới cũng được tuyên truyền kịp thời.
Trong thời gian tới, các cơ quan truyền thông báo chí mong muốn cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan báo chí và các bộ, ngành chủ trì soạn thảo pháp luật; các bộ, ngành chủ động trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan báo chí khi có những luật, chính sách mới.
Ngoài ra, các cơ quan soạn thảo cũng cần giới thiệu chuyên gia trong các chương trình tọa đàm, phỏng vấn để làm rõ các nội dung mới của pháp luật; tham vấn ý kiến của các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng chính sách để chính sách sát với thực tiễn hơn.
“Mong muốn Bộ Tư pháp, với vai trò thường trực của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, phát huy hơn nữa vai trò điều phối, tham mưu cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật”, bà Nhung nói.
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Báo chí được xem là kênh truyền thông quan trọng giúp phổ biến nhanh chóng và rộng rãi các văn bản pháp luật mới, các thay đổi trong hệ thống pháp luật đến với công chúng. Điều này giúp người dân kịp thời nắm bắt và hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật.
Mặt khác, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua nhiều hình thức như bài viết chuyên sâu, phỏng vấn chuyên gia, chương trình truyền hình. Điều này đã giúp giải thích các quy định pháp luật phức tạp, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.
Theo ông Lợi, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đã rất quan tâm và phối hợp chặt chẽ với báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách. Công tác tuyên truyền đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.
Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin, số liệu về lĩnh vực pháp luật cho báo chí còn khiêm tốn; người dân và doanh nghiệp chưa được tiếp cận và hiểu rõ về các chính sách, quy định mới của Bộ Tư pháp.
Do đó, theo ông Lợi, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần cung cấp thêm thông tin, số liệu chi tiết về các lĩnh vực pháp luật để báo chí có thể tuyên truyền hiệu quả hơn. Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho các phóng viên về các lĩnh vực pháp luật.
Tăng cường phối hợp với báo chí để tổ chức các hoạt động thực tế tại cơ sở, nhằm nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của công tác tuyên truyền. Cần phổ biến rộng rãi hơn về các chính sách, quy định mới để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần tăng cường sử dụng các kênh truyền thông mới như mạng xã hội để tiếp cận công chúng hiệu quả hơn. Đối với các cơ quan Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí và hỗ trợ cho công tác truyền thông chính sách, pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương