Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hối lộ và những khoản phạt

Hoài Phương

Thứ tư, 08/09/2021 - 06:35

(Thanh tra)- Bê bối tham nhũng năm 2015 đã tạo động lực cho Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tiến hành một cuộc "đại tu", tăng cường tuân thủ và cải thiện chính sách nội bộ. Nhưng bóng đá thế giới vẫn chưa khắc phục được nhiều bất cập về cơ cấu, đặc biệt là vấn đề đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp độ quốc gia.

Ảnh: Eurosports

Bộ Tư pháp Mỹ gần đây thông báo, sẽ trả lại các khoản tiền thu hồi trong khuôn khổ cuộc điều tra kéo dài về bê bối tham nhũng năm 2015 của FIFA - cho chính FIFA.

Cụ thể, phía Mỹ đã đồng ý giao cho FIFA 201 triệu USD bị tịch thu từ các nhà quản lý bóng đá tham nhũng.

Theo FIFA, phần lớn số tiền nêu trên đến từ các hành động pháp lý của Mỹ sau vụ bê bối "FIFAgate", nổ ra hồi tháng 5/2015 với vụ bắt giữ 7 giám đốc điều hành bóng đá thế giới ở Zurich (Thụy Sĩ) và dẫn đến việc ông Sepp Blatter từ chức Chủ tịch FIFA vài tháng sau đó.

Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ đã tạo ra nhiều luồng ý kiến.

Mới đây nhất, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho rằng, trong bê bối chấn động xảy ra cách đây 6 năm, nếu nhìn nhận FIFA (phần nhiều) được coi là thủ phạm, thì tin tức này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên.

Nhớ lại vài năm trước, mọi sự tập trung đều dồn vào các quan chức hàng đầu của FIFA - những người đã nhận hối lộ và các khoản lại quả để đổi lấy bản quyền phát sóng truyền hình cho các giải đấu - đã làm rúng động người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới.

Nhưng theo TI, tham nhũng là một con đường hai chiều. Trong kế hoạch này, những người nhận hối lộ là các quan chức của FIFA, những người đồng thời đảm nhiệm - vào thời điểm đó hoặc trước đó - vị trí trong các tổ chức bóng đá khu vực hoặc quốc gia. Những người đưa hối lộ là các công ty và giám đốc điều hành doanh nghiệp từ Mỹ, Nam Mỹ và các nơi khác.

Trong khi nhiều cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành ở một số quốc gia, thì riêng các cuộc điều tra của Mỹ đã dẫn đến bản cáo trạng đối với hơn 50 cá nhân và tổ chức. Trong số đó có Julius Baer - một ngân hàng Thụy Sĩ có các giao dịch khéo lẩn tránh mà trước đó TI cũng đã xem xét rất kỹ.

Với vai trò "người gác cổng" của khu vực tài chính, các ngân hàng có nhiệm vụ quan trọng là phát hiện các khoản tiền bất hợp pháp và ngăn chặn chúng xâm nhập vào thị trường tài chính. Bởi vậy, TI đã kêu gọi các cơ quan giám sát quốc gia trên thế giới tăng cường nỗ lực, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp trừng phạt tương xứng và hiệu quả đối với các ngân hàng, nhân viên và quản lý cấp cao của họ, những người vi phạm nghĩa vụ chống rửa tiền.

Trong trường hợp của FIFA, Ngân hàng Julius Baer đã giúp rửa hơn 36 triệu USD tiền hối lộ - nằm trong số 201 triệu USD mà chính quyền Mỹ đã thu hồi và hiện quyết định trả về cho chính FIFA.

Ông Sepp Blatter từ chức Chủ tịch FIFA vài tháng sau vụ bê bối "FIFAgate", nổ ra năm 2015. Ảnh: kojoku / Shutterstock

FIFA cho biết, đã thiết lập “Quỹ Bồi thường bóng đá thế giới” để sử dụng số tiền nói trên hỗ trợ cho các dự án liên quan tới bóng đá có tác động tích cực đến người dân trên toàn cầu; đồng thời nói rằng quá trình này sẽ được giám sát chặt chẽ.

Trước hành động của Bộ Tư pháp Mỹ, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino bày tỏ sự hoan nghênh: “Tôi rất vui khi thấy số tiền bị bòn rút trong bóng đá đang được thu hồi để sử dụng cho các mục đích chính đáng. Thật tuyệt khi thấy nguồn tài trợ đáng kể được dành cho FIFA - tổ chức có thể lan tỏa các ý nghĩa tích cực đến nhiều người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là thông qua các chương trình dành cho giới trẻ và cộng đồng”.

FIFA cho biết, một phần tiền đáng kể (khoảng 71 triệu USD) nhận lại từ Mỹ sẽ được chuyển cho bóng đá Nam Mỹ. Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) được cho là nạn nhân của kế hoạch tội phạm nằm trong cuộc điều tra “FIFAgate".

Theo TI, vụ bê bối tham nhũng năm 2015 đã tạo động lực cho FIFA để "đại tu" các hệ thống của mình, tăng cường tuân thủ và cải thiện các chính sách nội bộ. Nhưng bóng đá thế giới vẫn chưa khắc phục được nhiều bất cập về cơ cấu, đặc biệt là vấn đề đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp độ quốc gia.

Bà Sylvia Schenk, lãnh đạo Nhóm công tác về thể thao của TI Đức cho rằng: "Mặc dù các bước quan trọng đã được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm". Theo bà Sylvia, quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ không nên được hiểu là tuyên bố trắng án hoàn toàn của FIFA. Chủ tịch FIFA và các thành viên Hội đồng phải lãnh đạo từ trên xuống. Nếu muốn lấy lại uy tín và làm gương cho các thành viên FIFA, hành động của họ phải ở trên mức khiển trách.

Trong khi đó, TI cũng cho rằng, quyết định công nhận FIFA và các liên đoàn bóng đá khác là nạn nhân của tham nhũng cũng đặt ra một tiền lệ quan trọng. Trong các vụ việc xuyên biên giới quy mô lớn như bê bối hối lộ nước ngoài của Airbus, số tiền tịch thu được thường nằm trong kho bạc nhà nước của các quốc gia xuất khẩu tham nhũng, trong khi các cá nhân và nhóm bị hại bởi những kế hoạch này hiếm khi nhận được tiền bồi thường. "Quyết định này có thể giúp chúng ta thúc đẩy việc đưa ra các khoản bồi thường cho nạn nhân như một thông lệ tiêu chuẩn trong các vụ hối lộ và rửa tiền ở nước ngoài", theo TI.

Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố các vụ án hối lộ và "làm ăn gian dối" do các quan chức bóng đá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ tổ chức để đổi lấy quyền phát sóng truyền hình cho các giải đấu, trong đó có Copa America, vòng loại World Cup; kết án Juan Angel Napout (người Paraguay), cựu Chủ tịch CONMEBOL, 9 năm tù và Jose Maria Marin (người Brazil), cựu lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Brazil, 4 năm tù.

Hiện, hệ thống tư pháp Mỹ đang tiếp tục điều tra bóng đá thế giới, đặc biệt là việc trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar và những nghi ngờ mua phiếu bầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm