Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/05/2015 - 06:30
(Thanh tra)- “Lệnh cấm” thi tuyển lớp 6 đã khiến việc tuyển sinh vào các trường “hot” ở Hà Nội trở nên rối mù với hàng loạt tiêu chí chính - phụ. Lãnh đạo các trường như “ngồi trên đống lửa” bởi đã hết năm học mà các tiêu chí xét tuyển vẫn bị Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) “bác lên, bác xuống”.
Phụ huynh học sinh đến mua hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh. Ảnh: Hải Hà
Rối như… “tơ vò”
Chưa có năm nào việc tuyển sinh vào lớp 6 các trường chất lượng cao ở Hà Nội lại rối ren như năm nay. Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, việc xét tuyển không làm cho các trường tuyển được học sinh giỏi mà còn “bật đèn xanh” cho cho việc chỉnh sửa bảng điểm, học bạ.
Sau nhiều cuộc họp bàn, vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã đưa ra dự kiến những tiêu chí cơ bản để xét tuyển vào lớp 6 các trường chất lượng cao. Theo đó, các trường dựa vào 3 tiêu chí để xét là: Năng lực học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 thông qua học bạ; kết quả của học sinh qua các cuộc thi tất cả các mặt, từ văn hóa đến năng khiếu, thể dục thể thao… do ngành GD&ĐT cùng với các cơ quan khác phối hợp tổ chức; và con em các gia đình chính sách nếu có nguyện vọng xét tuyển vào các trường này cũng sẽ được ưu tiên.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, 3 tiêu chí lớn này sẽ tổng hợp bằng các tiêu chí nhỏ và quy chi tiết ra điểm. Từ đó, đưa ra một thang điểm, lấy từ cao xuống thấp để việc tuyển sinh được thực hiện một cách công bằng, minh bạch, công khai.
Cho ý kiến về 3 tiêu chí, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh nói: Tiêu chí xét học bạ sẽ là không công bằng bởi mỗi trường có cách ra đề thi, chấm thi khác nhau, có trường làm “chặt”, trường lại làm “lỏng”, do vậy điểm số học bạ là khác nhau. Chưa kể, lớp 5 bây giờ không cho đánh gia bằng điểm số và xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình… mà thay vào đó là nhận xét đạt, không đạt. Như vậy, rất khó để có được sự công bằng cho các học sinh nếu xét học bạ.
PGS Cương cũng bày tỏ, với tiêu chí ưu tiên học sinh giỏi qua các cuộc thi hay con em gia đình chính sách, số lượng này là không nhiều, vì vậy trong xét tuyển rất dễ xảy ra tình huống có tới 500 hồ sơ đạt điều kiện, nhưng chỉ tiêu vào trường chỉ có 300 em, khi đó các trường sẽ phải giải quyết thế nào?
Đây cũng là lo lắng của lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng chia sẻ: Nếu chỉ dựa vào các tiêu chí chung để xét tuyển đầu vào lớp 6 sẽ gây khó khăn cho nhà trường. Khi hồ sơ đăng ký vào trường gấp 3 đến 4 lần chỉ tiêu cho phép. Nếu số điểm xét tuyển bằng nhau, chúng ta chỉ còn cách bốc thăm. Vậy đâu còn gọi là tuyển sinh được nữa. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa biết làm như thế nào để chọn các học sinh có chất lượng tốt nhất vào trường nếu dùng phương án xét tuyển này.
Cần bài thi chung
“Lệnh cấm” đã ban, các trường THCS cũng đưa ra các phương án tuyển sinh và đều thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT: Không sử dụng bất cứ hình thức thi tuyển nào vào lớp 6. Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến trái chiều về phương án xét tuyển này từ phía phụ huynh và chính các nhà trường.
Chị Hải Vân (Thanh Trì, Hà Nội) đến mua hồ sơ xét tuyển cho con tại Trường Marie Curie cho biết: Nhà trường ra thông báo khi xét tuyển, nhà trường lấy học sinh có điểm xét tuyển cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm thấp nhất của học sinh trúng tuyển gọi là điểm chuẩn vào lớp 6. Hạn cuối nộp hồ sơ vào ngày 6/6/2015. Tôi đọc thông tin nhưng thực sự thấy mông lung quá. Gia đình không biết phải hướng cho con học trường nào. Tôi vẫn yên tâm với cách thi truyền thống hơn. Chứ xét tuyển thế này không biết đường nào mà lần.
Đó cũng là băn khoăn của PGS Văn Như Cương. Ở bậc tiểu học hầu hết học bạ đều “đẹp”, vậy đâu là cơ sở đánh giá đúng thực sự năng lực của các thí sinh nếu chỉ dựa vào 3 tiêu chí chung mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra?
Với số lượng hồ sơ đông sau những ngày đầu mở bán (tính đến 12/5 trường đã bán ra 4.000 hồ sơ) và dự kiến sẽ còn tăng trong những ngày tới, để bảo đảm công bằng Trường THCS Lương Thế Vinh dự kiến sẽ tổ chức bài thi kiểm tra năng lực hay phỏng vấn. Tuy nhiên, cả 2 phương án này đều đã bị Sở bác bỏ vì cho rằng nếu trường tiến hành làm bài kiểm tra hay thêm cuộc phỏng vấn thì vô hình trung sẽ tạo ra một áp lực mới cho học sinh.
Để giải bài toán khó cho các trường, PGS Cương cho rằng: Các trường cần phải có bài thi chung, minh bạch. Đó mới là phương án tối ưu nhất, có tính khoa học nhất để chọn đúng học sinh giỏi vào trường. Nếu không chỉ còn cách bốc thăm để loại hồ sơ trùng, như vậy vừa phản khoa học lại vừa thiệt thòi cho học sinh.
PGS Cương cho biết, ngoài 3 tiêu chí mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra, năm nay, trường sẽ tính điểm ưu tiên cho những học sinh có anh (chị) đã học tại trường và con, em (ruột) cán bộ trong trường.
Là trường thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh học sinh, với quy định này không ít người tỏ ra lo lắng về sự công bằng của quy định này.
Lý giải vấn đề này, PGS Văn Như Cương nói: Chúng tôi ưu tiên người thân là điều hợp lý. Đây là điều tốt cho cả phụ huynh và nhà trường. Phụ huynh có con học tại trường đã hiểu cách giảng dạy của nhà trường, sẽ giúp cho công tác dạy học cho các em được dễ dàng hơn.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình