Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ sáu, 16/08/2024 - 21:33
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Chuyên đề “Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo”, do Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều ngày 16/8.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LP
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất của chuyển đổi số nói chung, trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng, nhưng cũng là ngành được hưởng lợi nhiều. Không chỉ ứng dụng AI trong quản lý, dạy học…, ngành Giáo dục còn tham gia phát triển nguồn nhân lực, tham gia nghiên cứu tạo ra những công nghệ, sản phẩm trong lĩnh vực này.
“Với giáo dục, AI là cơ hội, cũng là thách thức lớn. Nếu không nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả, chúng ta sẽ tụt hậu. Ngược lại, nghiên cứu khẩn trương, có cách tiếp cận phù hợp sẽ triển khai được hiệu quả, ít tốn kém, trong lĩnh vực giáo dục cần bắt đầu ngay”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, muốn triển khai chuyển đổi số hiệu quả cần phải có dữ liệu, liên tục cập nhật, bổ sung dữ liệu, cùng với đó là nghiên cứu cơ chế, chính sách; quan tâm đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; trang bị kiến thức, hướng dẫn khai thác sử dụng các công cụ cho học sinh, sinh viên trong độ tuổi nhất định, với các mức độ khác nhau. Song, phải tính đến bài toán nghiên cứu, gắn với các nghiên cứu khác trong ngành để tiếp tục có sản phẩm mới về AI phục vụ trong công tác quản lý, dạy học…
Tại hội nghị, các chuyên gia đã tham luận, trao đổi về ảnh hưởng của khoa học dữ liệu và AI trong giáo dục, làm sao có thể khai thác tốt nhất AI trong giáo dục.
Chia sẻ về ứng dụng AI trong hỗ trợ giảng dạy, TS Trần Việt Hùng, nhà sáng lập và Chủ tịch Got It, Inc., một startup, công nghệ tại thung lũng Silicon; nhà sáng lập của tổ chức STEAM for Vietnam cho biết Generative AI (GenAI - AI tạo sinh) có thể giúp giáo viên mở khóa các tiềm năng của mình. “Giáo viên có thể được hỗ trợ từ GenAI trong việc lên ý tưởng, lên kế hoạch giảng dạy chi tiết, chấm bài và nhận xét chi tiết cho từng học sinh, trợ giảng và gia sư cho học sinh, dịch nội dung ngôn ngữ khác, tạo ra nội dung giảng dạy phong phú và cá nhân hoá”, TS Trần Việt Hùng nhấn mạnh.
TS Trần Việt Hùng cho biết, STEAM for Vietnam và các đối tác lần đầu đưa ra một chương trình GenAI dành cho giáo viên một cách có hệ thống. Theo đó, khóa học về AI cho giáo viên được triển khai đại trà ở quy mô quốc gia đầu tiên trên thế giới. Hơn 8.000 thầy cô đăng ký từ 63/63 tỉnh thành. Hơn 5.000 giáo viên tiên phong sẵn sàng cho năm học mới với tâm thế và bộ kỹ năng Gen AI mới.
Cùng quan điểm giảng dạy có thể cải thiện nhờ GenAI, TS Bùi Quốc Trung, Đại học Bách khoa Hà Nội kiến nghị Việt Nam chuẩn bị để tiến tới cá thể hóa giáo dục từ tiểu học tới THPT và nâng cao hiệu quả đào tạo đại học, sau đại học bằng phân tích dữ liệu.
Với xu hướng học tập trực tuyến và trọn đời, TS Bùi Quốc Trung kiến nghị đẩy mạnh các hoạt động học tập trực tuyến đi kèm với ứng dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn để tăng chất lượng việc dạy và học. Đồng thời, đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các khóa học trực tuyến cho các học phần chung của các đại học và cơ sở giáo dục khác; tích hợp phân tích dữ liệu để giám sát, phân tích và thúc đẩy học tập hiệu quả; xuất bản các khóa học và phân tích cho các đơn vị đào tạo tham gia hệ thống.
Trong khi đó, GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, Giám đốc Khoa học Trung tâm BKAI nhắc đến GenAI, ChatGPT và cho rằng, ChatGPT không hiểu văn bản mà nó tạo ra; nó có thể và thường tạo ra những tuyên bố không chính xác. Do đó, các nhà nghiên cứu, giáo viên và người học cần có cách tiếp cận phản biện đối với mọi thứ do ChatGPT tạo ra. Khi tích hợp GenAI vào giáo dục, phải nghĩ kỹ hơn về ý nghĩa của việc người học sẽ thành những con người thế nào trong một thế giới số. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ lưỡng tiềm năng của GenAI trong giáo dục và xác định rõ ranh giới của AI trong giáo dục.
GS Hồ Tú Bảo cho rằng, nhà quản lý và giáo viên mọi cấp nên/cần dùng AI để nâng cao hiệu quả hoạt động. Giáo dục đại học nên/cần dùng AI để hỗ trợ tốt hơn trong đào tạo năng lực nghề nghiệp. Cần giáo dục đạo đức và pháp lý để dùng AI một cách an toàn và trách nhiệm. Giáo dục phổ thông chưa cần vội sử dụng AI tạo sinh, nhưng cần từng bước giới thiệu AI như khuyến cáo của UNESCO và kinh nghiệm một số nước.
Còn theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, kết nối và chia sẻ dữ liệu là xu thế của thời đại, là mặc định, không còn là một lựa chọn; cho phép nâng cao độ minh bạch, cũng như trách nhiệm giải trình và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Đưa một số khuyến nghị triển khai tại Việt Nam, PGS.TS Tạ Hải Tùng cho rằng, cần hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến chia sẻ dữ liệu. Đồng thời, nâng cao nhận thức và tạo động lực tăng cường liên thông chia sẻ dữ liệu trong khối cơ quan Nhà nước, và giữa cơ quan Nhà nước với khối tư nhân (cơ chế thưởng).
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý