Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ bảy, 13/11/2021 - 15:59
(Thanh tra) - Ăn có người nấu, ngủ có người trông, được vui chơi, ca hát sau những giờ học, được tham gia các lớp kỹ năng… Nhiều học sinh coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình.
Giờ học văn hóa của học sinh Trường PTDTBTTH Ngán Chiên. Ảnh: Bùi Bình
Nơi học sinh coi trường là nhà
Những năm qua, mô hình học sinh ở bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Ngán Chiên (xã Trung Thịnh, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã phát huy hiệu quả rõ rệt, nhờ có mô hình này mà phụ huynh yên tâm đưa con đến trường, bản thân các em được nhà trường nấu ăn cho nên có nhiều thời gian học tập và tham gia các buổi ngoại khóa do nhà trường tổ chức.
Hiện tại, 150 học sinh nhà trường được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước về học sinh bán trú. Theo đó, mỗi học sinh được trợ cấp tương đương 600 nghìn đồng và 15 kg gạo mỗi tháng để hỗ trợ tiền ăn và mua sách vở phục vụ học tập tại trường. Những chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực của Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến việc duy trì sĩ số học sinh, gia đình các em bớt lo lắng về tiền ăn và gạo mỗi tháng.
Để đảm bảo tốt việc chăm nuôi học sinh bán trú, nhà trường đã bố trí khu vực bếp ăn theo quy trình “một chiều”, nhà bếp chia thành các khu riêng biệt, gồm khu chứa nguyên liệu, khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín. Bên cạnh đó, bếp được trang bị đủ các phương tiện, dụng cụ, đồ dùng nhà bếp như: bếp ga, bếp điện, tủ lạnh, bàn chế biến thực phẩm sống, bàn chia thức ăn chín… đều đảm bảo sạch sẽ. Nhà cung cấp thực phẩm có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhân viên cấp dưỡng có kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ trang phục nhà bếp hợp vệ sinh và thực hiện nghiêm trong quá trình chế biến tại bếp ăn, việc lưu mẫu thức ăn được nhân viên y tế thực hiện theo quy định…
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Điền cho biết, 100% học sinh đang ở bán trú tại trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn từ các bản xa về học. Thấu hiểu nỗi vất vả của học sinh và các bậc phụ huynh, nên các thầy cô luôn gần gũi, thương yêu, đùm bọc, chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho các em, trong sâu thẳm trái tim các thầy cô luôn coi các em như chính con mình, dậy giỗ, động viên mỗi khi các em nhớ nhà.
Để thay đổi nếp sinh hoạt khoa học hơn, thầy cô thường xuyên hướng dẫn các học trò từ việc nhỏ nhất như đánh răng, rửa mặt, tắm gội, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, quần áo… Sau thời gian ở bán trú, các em chịu khó học hành hơn, nhiều em có kỹ năng ứng xử rất tốt, đã tự lo cho bản thân, vui vẻ và hoạt bát hơn, tham gia nhiệt tình các buổi sinh hoạt ngoại khóa do trường, lớp tổ chức, nhiều em muốn ở trường hơn ở nhà và coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình. Đây chính là niềm vui và động lực để mỗi thầy cô ở xã vùng cao này tiếp tục công việc “cõng chữ lên nương” của mình, cô Điền chia sẻ.
Tỷ lệ chuyên cần đạt cao
Thầy Mỵ Văn Dục, Hiệu trưởng cho biết, từ khi thực hiện chế độ nuôi dạy bán trú, tuy giáo viên vất vả hơn do phải lo việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày cho các em, nhưng bù lại nhà trường đã huy động được 100% học sinh ra lớp theo chỉ tiêu, tỷ lệ chuyên cần của học sinh đạt cao, không có học sinh bỏ học, đặc biệt việc duy trì sĩ số cũng như chất lượng giáo dục ngày một nâng lên.
Song song các hoạt động, nhà trường còn chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hướng dẫn học sinh biết cách gập chăn, màn, quần áo xếp gọn các đồ dùng sinh hoạt trong phòng ở. Học sinh được tuyên truyền và biết phòng tránh tai nạn điện giật, đuối nước, tai nạn thương tích... Nhà trường thành lập các câu lạc bộ như: Nhóm vẽ, cờ vua, cầu lông, bóng chuyền, làm thơ, ca hát, giúp bạn đến trường. Buổi tối các em sinh hoạt tại trường.
Ngoài công tác nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục, hiện tại nhà trường đang tổ chức mô hình trồng rau xanh và ý tưởng mở rộng thêm loại hình chăn nuôi. Với mô hình trồng rau và chăn nuôi không chỉ phong phú cách thức thực hiện bán trú mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho nhà trường chủ động được nguồn thực phẩm đầu vào và đặc biệt yên tâm về khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, đây cũng là sự trải nghiệm của thầy và trò sau những buổi học trên lớp, từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa học đi đôi với hành, góp phần thực tiễn trong giáo dục, đó cũng là một trong những nét mới trong mô hình bán trú của trường.
Thời gian tới, tập thể cán bộ giáo viên và các em học sinh nhà trường sẽ quyết tâm làm tốt hơn nữa với mong muốn xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực, mô hình bán trú phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn, xứng đáng với khẩu hiệu: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình