Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sử dụng SGK 1 lần lãng phí 1.000 tỷ đồng người dân biết, tại sao nhà quản lý lại không?

Thứ hai, 15/10/2018 - 19:52

(Thanh tra) - Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt vấn đề: Câu chuyện lãng phí 1.000 tỷ đồng do sử dụng sách giáo khoa (SGK) 1 lần, người dân biết, cử tri biết, học sinh biết, phụ huynh biết, nhưng tại sao nhà quản lý lại không?

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải

Chiều 15/10, tiếp tục thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế năm 2018 và 3 năm 2016 - 2018 tại phiên họp 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại đây, nhắc lại con số lãng phí 1000 tỷ đồng do sử dụng SGK 1 lần, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, đây là lãng phí nguồn lực của xã hội.

“Xây dựng một nhà cho người có công hết 50 triệu đồng. Với 1.000 tỷ đồng sẽ xây dựng được 20.000 căn nhà cho người có công”, bà Hải tính toán nếu tiết kiệm được số tiền này.

Trưởng ban Dân nguyện bày tỏ sự ngạc nhiên, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không làm bài tập trực tiếp vào SGK để nhắc nhở, rèn các em ý thức giữ gìn đồ vật, tài sản. Nhưng nhắc 16 năm rồi, tình hình viết vào SGK không giảm.

“Bản thân tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục 5 năm nay rồi. Có Đại biểu Quốc hội đã nói ròng rã từ những năm 2005 đến nay nhưng việc này vẫn chưa được giải quyết. Câu hỏi là tại sao người dân biết, cử tri biết, học sinh biết, phụ huynh biết nhưng nhà quản lý lại không biết rằng đấy là sự lãng phí để điều chỉnh”, bà Hải nêu.

Theo bà Hải, Chính phủ cần quan tâm giải quyết cụ thể việc lãng phí 1.000 tỷ đồng do sử dụng SGK 1 lần. “Giá như, chúng tôi quyết liệt hơn thì trong những năm qua đã có nhiều căn nhà tình nghĩa, nhà cho người có công được xây dựng”, Trưởng ban Dân nguyên thấy áy náy với cử tri.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng nêu, giáo dục đã đạt được những thành tích đáng kể trong dạy và học nhưng còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới không bảo đảm lộ trình đề ra; tính ổn định, thống nhất và đồng bộ trong giáo dục chưa cao.

“Công tác tổ chức thi THPT quốc gia còn bất cập, xảy ra những vụ việc vi phạm nghiêm trọng trong thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại một số tỉnh; việc SGK xuất bản độc quyền, lãng phí, gây bức xúc trong xã hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.

Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị, Chính phủ quan tâm giải pháp nâng cao chất lượng các kỳ thi, đặc biệt khâu giám sát và thanh tra, xử lý vi phạm để các kỳ thi thực hiện nghiêm túc, an toàn, chất lượng.

Cùng với đó, rà soát thống nhất về chương trình giáo dục các cấp, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và đồng bộ, tránh lãng phí, tạo độc quyền trong in, phát hành SGK.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm