Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/11/2013 - 07:32
(Thanh tra)- Cũng như hàng ngàn, hàng triệu thanh niên thời chiến, ý thức về tinh thần dân tộc, khát vọng tự do luôn là điều gì đó mạnh mẽ, mãnh liệt nhất trong mọi hành động và suy nghĩ. Cô giáo trẻ Phan Thị Xuân Chi cũng có khát khao và lý tưởng cho riêng mình. Trước tiếng gọi của thời cuộc, vận mệnh của đất nước, cô đã gác lại mọi điều tốt đẹp ở tương lai để dấn thân vào tuyến lửa chiến trường. Từ trong khói lửa chiến tranh ấy, một tình yêu đẹp đã đơm hoa, một điểm tựa vững chắc mà đến tận sau này khi ngồi nhớ lại, cô vẫn thầm cảm ơn cuộc đời đã cho cô có được một tình yêu trọn vẹn.
Vợ chồng nhà giáo Phan Thị Xuân Chi
Quyết theo nghiệp “gõ đầu trẻ”
Năm 1963, tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư Phạm Hà Nội, cô gái trẻ Phan Thị Xuân Chi được giữ lại làm công tác nghiên cứu, nhưng trước lời kêu gọi “Thanh niên 3 sẵn sàng”, cô đã tình nguyện vào dạy học tại tuyến lửa Nghệ Tĩnh trong những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những ngày đầu vào tuyến lửa là những tháng ngày không thể nào quên trong cuộc đời và sự nghiệp “trồng người” mà cô Xuân Chi đã chọn. Và từ lớp học gian khó ngày đó, biết bao lớp học sinh của cô đã trưởng thành từ khói lửa chiến tranh.
“Những năm tháng dạy học ở Trường cấp 3 Can Lộc, Hà Tĩnh là quãng thời gian ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết khi bom đạn rơi như trút mỗi ngày. Hoàn cảnh sống, học tập có muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều hôm cô trò chia nhau từng củ khoai, củ sắn, bát nước cầm hơi sau mỗi đợt giặc oanh kích dài ngày. Nhưng sự huỷ diệt ấy không thể làm vơi đi tinh thần hăng say học tập mà trái lại càng thôi thúc, thắt chặt hơn tình cảm cô trò”, cô Xuân Chi nói.
Những ngày ở tuyến lửa mỗi giáo viên vừa phải đứng trên bục giảng, vừa phải là chiến sĩ kiên cường trên mặt trận. Năm 1966, khi trên đường từ lớp học nâng cao nghiệp vụ trở về, cô giáo trẻ Xuân Chi cùng vài đồng nghiệp bị B52 đánh sập hầm, may mắn thoát chết, nhưng do chịu sức ép của bom nên đôi chân cô đã yếu đi rất nhiều. Thoát khỏi lưỡi hái tử thần, hiểu và thấm thía đến tận cùng nỗi đau mà chiến tranh mang lại… người giáo viên trẻ nơi tuyến lửa Xuân Chi ngày càng thêm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 1969, cô trở lại Hà Nội dưỡng thương và dạy học ở Trường cấp 3 Cổ Loa, Đông Anh. Từ tuyến lửa trở về, sức khoẻ suy giảm nhưng cô vẫn quyết theo nghiệp… trồng người. Năm 1971, theo lệnh sơ tán, cô về giảng dạy tại Trường cấp 3 Thăng Long. Cuối năm 1982, cô chuyển công tác vào Nam và làm việc tại Viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh. Suốt 10 năm nghiên cứu, làm việc tại Viện, cô đã cống hiến nhiều công trình nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết cho ngành Giáo dục, cũng như có những bài phân tích sắc sảo về các vấn đề liên quan đến chiến lược con người. Thành tích đó đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng các giải thưởng trao cho công trình nghiên cứu “Chiến lược con người” của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ VI.
Mảnh ghép cuộc đời
Cô giáo Xuân Chi hóm hỉnh ví cuộc đời mình như khối rubic được định mệnh khéo léo xếp hình, mang đến cho cô một tình yêu, một người chồng tuyệt vời từ trong khói lửa chiến trường. Để đến tận bây giờ tình yêu ấy vẫn nồng ấm, thắm đượm qua chiều dài tháng năm. Thầy Trần Quốc Khải, chồng cô Xuân Chi thì tới tận bây giờ vẫn rất tự hào khi khoe mình đã “chiếm” được trái tim của hoa khôi trường ngày ấy từ nơi tuyến lửa.
Chuyện tình của hai người cũng giống như rất nhiều những câu chuyện bên lề cuộc chiến. Cô chia sẻ, chính tình yêu vượt thời gian và không gian của thầy Khải đã sưởi ấm trái tim, hun đúc niềm tin cho cô, giúp cô bước qua những tháng năm ác liệt nhất của khói lửa chiến tranh nơi mặt trận. Chính những bức thư ngọt lịm yêu thương, rực cháy niềm tin vào một ngày mai độc lập, gửi về từ Trung Quốc trong thời gian thầy Khải học tập, nghiên cứu ở đây, đã khiến cô dù gian khổ vẫn quyết tâm bám lớp, quên đi cái chết thường xuyên rình rập trên đầu… Để rồi bước ra từ khói lửa chiến tranh, tình yêu của hai thầy cô đơm hoa kết trái, mang đến cho hạnh phúc viên mãn khi hai thiên thần bé nhỏ ra đời, lớn lên, trưởng thành và tiếp tục bước tiếp con đường của thầy cô.
Với cô, để gia đình luôn hạnh phúc, đong đầy tiếng cười thì ngoài tài “giữ lửa” của người phụ nữ, sự chia sẻ và đồng cảm của người chồng, điều quan trọng nhất mang đến một mái ấm thật sự, một gia đình cởi mở nhưng vẫn trong chuẩn mực gia phong… đó chính là sự dân chủ giữa vợ chồng, giữa con cái với cha mẹ. Vợ chồng ngoài việc sống và cùng nhau hướng đến những giá trị chung, riêng của xã hội, gia đình thì nền tảng của sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình phải luôn được xây dựng, thắt chặt trên nguyên tắc: Bữa cơm gia đình. Do đó, khi còn làm việc hay đã nghỉ hưu cô vẫn luôn duy trì thói quen ấy. Dù có bận đến đâu cô vẫn tranh thủ thời gian đi chợ, nấu hai bữa cơm cho chồng, con. Với cô mâm cơm gia đình chính là nơi sợi dây tình cảm, yêu thương giữa vợ chồng, con cái được “hâm nóng” mỗi ngày.
Từ nhiều năm nay, những người tập thể dục sáng tại Công viên 23/9 vẫn thầm ngưỡng mộ tình yêu của đôi vợ chồng già. Ngày nào cũng như ngày ấy, họ đều thấy người chồng với mái tóc bạc phơ cần mẫn, tận tụy dìu từng bước chân cho người vợ với ánh mắt đầy hạnh phúc. Khi người vợ ngồi xuống ghế đá, người chồng không chỉ lau vội những giọt mồ hôi, nắn bóp đôi chân yếu ớt, gầy guộc của người vợ, mà còn đặt lên trán cô nụ hôn chia sẻ. Họ không ai khác chính là vợ chồng nhà giáo, nhà xã hội học Trần Quốc Khải, Phan Thị Xuân Chi.
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng